Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là hiện tượng không ít người bắt gặp và gây nhiều ảnh hưởng phiền toái trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và biết cách xử lý trước hiện tượng này. Hãy cùng TCI tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, hiểu đúng, điều trị đúng khi sưng nướu trong cùng hàm.
Bạn đang đọc: Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới – Hiểu đúng để điều trị
1. Sưng nướu trong cùng hàm dưới – Nguyên nhân và cách nhận biết
1.1. Nguyên nhân hình thành sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Nướu răng trong cùng hàm dưới bị sưng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Viêm lợi: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng nướu. Viêm lợi do vi khuẩn trong mảng bám và thức ăn thừa tích tụ trên răng lâu ngày, tấn công nướu và gây viêm nhiễm.
– Áp xe nướu: Áp xe nướu là tình trạng nhiễm trùng mủ hình thành trong nướu, thường do vi khuẩn xâm nhập vào túi nha chu. Áp xe nướu gây sưng tấy, đau nhức dữ dội và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
– Răng khôn mọc lệch: Răng khôn mọc lệch có thể gây áp lực lên nướu xung quanh, dẫn đến sưng viêm và đau nhức.
Hình ảnh nướu trong cùng bị sưng
– Bệnh nha chu: Bệnh nha chu là tình trạng viêm nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến nướu và cấu trúc nâng đỡ răng. Bệnh nha chu có thể gây sưng nướu, chảy máu chân răng, lung lay răng và thậm chí mất răng.
– Chấn thương: Chấn thương do tai nạn hoặc va đập mạnh có thể gây sưng nướu và tổn thương nướu.
– Một số nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác gây sưng nướu răng trong cùng hàm dưới bao gồm: thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, sử dụng thuốc lá, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh lý toàn thân như tiểu đường, thiếu máu…
1.2. Triệu chứng nhận biết hiện tượng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Các triệu chứng kèm sưng nướu trong cùng hàm dưới thường bao gồm:
– Sưng tấy: Nướu bị sưng to, căng mọng, có thể che lấp một phần thân răng.
– Đau nhức: Nướu có thể đau nhức, đặc biệt khi chạm vào hoặc khi ăn nhai.
– Chảy máu: Nướu có thể chảy máu dễ dàng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
– Đỏ: Nướu có thể chuyển sang màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
– Hơi thở hôi: Vi khuẩn trong mảng bám và thức ăn thừa tích tụ trên nướu có thể gây ra hôi miệng.
2. Nướu răng trong cùng bị sưng có nguy hiểm không?
Như đã biết, phần nướu răng cuối hàm bị sưng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có nhiều nguyên nhân từ bệnh lý răng miệng đặc biệt. Tùy theo các nguyên nhân này mà mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng của hiện tượng nướu răng cuối hàm bị sưng cũng khác nhau.
Bên cạnh đó, hiện tượng sưng nướu răng cuối hàm dưới nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề như:
– Lây lan sang các răng khác: Viêm nhiễm từ nướu có thể lây lan sang các răng khác, dẫn đến viêm nha chu và mất răng.
– Nhiễm trùng: Áp xe nướu và các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng khác có thể lây lan sang các vùng lân cận như má, cổ họng và thậm chí là vào máu, gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào…
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng răng nhạy cảm là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này?
Sưng viêm nướu có thể gây nhiều nguy hiểm
– Mất răng: Viêm nha chu do không điều trị sưng nướu có thể dẫn đến phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng, khiến răng lung lay và rụng.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân: Viêm nhiễm từ nướu có thể liên quan đến các bệnh lý toàn thân như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường…
Do đó, khi có hiện tượng sưng nướu lâu ngày, bạn nên sớm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được khám, xác định đúng nguyên nhân và điều trị phù hợp, kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
3. Điều trị khi bị sưng lợi hàm dưới trong cùng
Tùy theo bệnh lý nguyên nhân mà cách điều trị sưng nướu răng cuối hàm trong với mỗi người cũng sẽ mỗi khác:
– Với tình trạng viêm lợi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm để điều trị nhiễm trùng. Một số trường hợp cần chỉ định thực hiện cạo vôi răng và đánh bóng răng sau điều trị để loại bỏ mảng bám và cao răng – nguyên nhân gây viêm nhiễm.
– Tình trạng áp xe nướu có thể cần rạch và dẫn lưu mủ khỏi áp xe cùng kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
– Răng khôn mọc lệch gây sưng nướu cần sớm được nhổ sau khi điều trị viêm cấp tính.
– Bệnh nha chu: Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn như lấy vôi răng và đánh bóng răng, cạo vôi răng và làm mịn mặt gốc, phẫu thuật vạt nướu…
– Chấn thương: Dựa trên mức độ nghiêm trọng và tính chất của chấn thương mà việc điều trị sẽ được các bác sĩ chỉ định.
>>>>>Xem thêm: Cảnh giác tình trạng dị vật chui vào mũi
Khám nha khoa để xác sịnh rõ nguyên nhân nướu bị sưng viêm
4. Phòng ngừa hiện tượng nướu vùng răng cuối hàm dưới bị sưng
Để phòng ngừa sưng nướu răng cùng hàm dưới, bạn nên thực hiện những biện pháp như:
– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với thời gian tối thiểu mỗi lần hai phút và sử dụng kem đánh răng có chứa florua. Dùng chỉ nha khoahằng ngày để ngăn ngừa mảng bám. Súc miệng bằng nước súc miệng có chứa florua ít nhất một lần mỗi ngày.
– Khám răng miệng định kỳ: Đi khám nha sĩ ít nhất sáu tháng một lần để kiểm tra răng miệng, phòng ngừa bệnh đúng cách và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý.
– Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn các loại đồ ngọt và đồ có đường. Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau xanh và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ.
– Bỏ thói quen xấu: Bỏ thói quen hút thuốc lá. Hạn chế uống rượu bia. Tránh nghiến răng hoặc mút ngón tay.
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là hiện tượng có thể bắt nguồn từ rất nhiều vấn đề, trong đó có cả các vấn đề bệnh lý cần được can thiệp điều trị sớm. Chính vì thế, khi không may gặp hiện tượng này, bạn nên sớm đến các nha khoa uy tín, tham khảo ý kiến nha sĩ để được tư vấn cụ thể về cách điều trị và phòng ngừa bệnh phù hợp với tình trạng răng miệng của chính mình. Bên cạnh đó, đừng quên duy trì việc vệ sinh răng miệng đúng cách, khám nha khoa định kỳ để luôn an tâm phòng ngừa các bệnh lý răng miệng tiềm ẩn hằng ngày
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.