Bệnh Alzheimer là một chứng mất trí, gặp khá nhiều trong cộng đồng. Alzheimer thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng có thể xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn. Ngày nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này vì thế việc chăm sóc bệnh nhân Alzheimer đúng cách, hạn chế tình trạng bệnh tiến triển lại là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy chăm sóc người mắc bệnh Alzheimer cần lưu ý những gì? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Bạn đang đọc: Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân Alzheimer
Alzheimer thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng có thể xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn.
Làm thế nào để tránh những nguy hiểm trong nhà bệnh nhân?
Bệnh sẽ ảnh hưởng tới ý thức và tư duy của bệnh nhân nên bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm ngay khi ở nhà. Vì thế khi chăm sóc người bệnh Alzheimer ngay tại nhà bạn cần lưu ý những điều sau:
- Giữ lối đi trong nhà gọn gàng, loại bỏ các chướng ngại vật và thảm cũ để tránh vấp ngã
- Trong bồn tắm nên lắp đặt tay vịn và sử dụng thảm lau chân chống trượt
- Cất kĩ những đồ vật nguy hiểm như diêm hay thuốc trong tủ. Tủ bếp cũng cần khóa lại cẩn thận
Cần làm gì để người bệnh không đi lang thang hay lạc đường?
Bệnh nhân Alzheimer có nguy cơ lạc đường rất cao do trí nhớ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, để giảm nguy cơ này người nhà bệnh nhân nên:
- Khóa cửa ngoài, không để bệnh nhân tự mở cửa
- Có thể ghi tất cả thông tin của bệnh nhân lên một cái thẻ hoặc tờ giấy và để bệnh nhân giữ nó mọi lúc mọi nơi phòng trừ trường hợp đi lạc
- Nếu có thế, hãy lắp đặt hệ thống camera trong nhà để thường xuyên để mắt tới bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Một số điều cần biết về sốt Sốt là cơ chế tự nhiên
Chăm sóc bệnh nhân Alzheimer đúng cách, hạn chế tình trạng bệnh tiến triển lại là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
Làm thế nào để giúp bệnh nhân thực hiện công việc hàng ngày dễ dàng hơn?
- Bạn có thể giúp bệnh nhân lên kế hoạch cho các lịch hẹn, những chuyến thăm viếng hay các hoạt động khác. Khuyến khích người bệnh thực hiện kế hoạch đó vào lúc tình trạng bệnh diễn biến tốt nhất
- Khuyến khích bệnh nhân làm những công việc mà họ thích
- Dành nhiều thời gian nhất có thể để nhắc nhở hay giúp người bệnh ghi nhớ nơi định tới
- Hình thành thói quen cho người bệnh, tránh đến những nơi lạ hay quá đông đúc
- Khi nói chuyện, nên sử dụng từ ngữ đơn giản, câu ngắn, chỉ sử dụng câu khẳng định (ví dụ: mẹ ở trong nhà nhé!) và không sử dụng câu phủ định (ví dụ: mẹ đừng ra ngoài nhé!), giữ giọng nói bình tĩnh nhưng không nên nói vơi bệnh nhân như với trẻ con. Nếu cần chỉ hướng thì chỉ đưa ra một hướng trong một thời điểm
- Không nên đưa ra quá nhiều lựa chọn cho bệnh nhân.
- Mua cho bệnh nhân quần áo, giày dép dễ mặc vào và cởi ra
Hãy nhớ rằng việc tranh luận với bệnh nhân sẽ không làm tình trạng trở nên tốt hơn. Khi người bệnh trở nên cáu gắt với việc gì đó, hãy cố gắng làm bệnh nhân tập trung sang một việc khác
Nếu bệnh nhân không chịu ăn
>>>>>Xem thêm: Mất ngủ: hiểu lầm và sự thật về chứng mất ngủ
Cho bệnh nhân uống thức uống giàu năng lượng và protein
Hãy chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, xay nhuyễn hay thái nhỏ thức ăn để bệnh nhân dễ nuốt. Cho bệnh nhân uống thức uống giàu năng lượng và protein
Làm gì để giúp người bệnh ngủ buổi tối tốt hơn?
Không cho bệnh nhân ngủ vào ban ngày. Đảm bảo người bệnh luyện tập thể dục thể thao đầy đủ vào ban ngày (tránh thời điểm trước khi đi ngủ). Có thể để người bệnh ngủ muộn hơn bình thường
Phải làm gì khi thói quen của bệnh nhân thay đổi đột ngột?
Khi đó, bạn cần tới sự trợ giúp của nhân viên y tế. Tình trạng này có thể do người bệnh bị nhiễm trùng. Sự nhiễm trùng làm cho các triệu chứng của bệnh Alzheimer trở nên tồi tệ hơn. Đừng trì hoãn yêu cầu sự giúp đỡ từ bác sĩ trong trường hợp này cũng như bất cứ khi nào bệnh nhân bị thương!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.