Học phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich

Phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich rất cần thiết khi chữa hóc, đặc biệt là khi sơ cứu  người có những biểu hiện nguy kịch khi bị dị vật đường thở. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, mỗi cá nhân nên biết về phương pháp này để có thể phản ứng nhanh và xử lý hóc dị vật nhanh chóng, đúng cách.

Bạn đang đọc: Học phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich

1. Sơ lược về thủ thuật Heimlich

Heimlich là kỹ thuật thông dụng trong cấp cứu tai mũi họng, nhằm ngăn ngừa tình huống nghẹt thở trong trường hợp vô tình bị thức ăn hoặc các dị vật rơi vào khu vực đường thở gây hiện tượng nghẹt thở. Mục đích của phương pháp này là dùng tay tạo áp lực mạnh vừa đủ trong đường dẫn khí của người bệnh nhằm đẩy dị vật gây tắc khí quản khỏi đường hô hấp trên.

Các trường hợp thường xảy ra hiện tượng dị vật gây tắc đường thở khá nhiều. Trong đó, trường hợp phổ biến nhất là xảy ra hóc nghẹn khi đang ăn, sau khi say hoặc sặc bột ở trẻ.

Cha đẻ của kỹ thuật này là Henry J. Heimlich – một bác sĩ người Mỹ. Do đó, người ta đã dùng tên của ông để đặt tên cho hình thức sơ cứu này.

Học phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich

Henry J. Heimlich – Cha đẻ của phương pháp sơ cứu tình huống hóc dị vật Heimlich

1.1. Chỉ định và chống chỉ định của kỹ thuật Heimlich

Kỹ thuật Heimlich được chỉ định sử dụng với người đang bị nghẹn, không thể thở hay nói một cách bình thường. Tình trạng ngạt thở này thường do hóc dị vật lấp thanh quản, khí quản tạo thành. Đối tượng ứng dụng kỹ thuật này có thể là người lớn, trẻ em có vấn đề hóc, kể cả những người bệnh yếu mới khỏi, chưa tự ăn được bị hóc.

Chống chỉ định với nghiệm pháp Heimlich là trẻ dưới 1 tuổi. Ở các đối tượng này, việc sơ cứu hóc dị vật đường thở được thực hiện theo hình thức khác. Cá đối tượng bị hóc nhưng có thể giao tiếp, ho mạnh hoặc thở bình thường cũng không nên thực hiện cách này. Bên cạnh đó, với những trẻ em dưới 20 kg (hoặc thường dưới 5 tuổi) thì chỉ nên nhận lực đẩy và vỗ lưng vừa phải, không nên tác động lực quá mạnh có thể gây tổn thương. Ngoài ra, những người bệnh có hiện tượng béo phì hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn cuối thai kỳ khi sử dụng phương pháp này thì người sơ cứu cần đẩy ngực thay vì đẩy bụng.

1.2. Những biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng thủ thuật Heimlich

Việc áp dụng sai đối tượng, sai kỹ thuật khi thực hiện thủ thuật Heimlich có thể để lại một số vấn đề. Trong đó, những biến chứng nặng có thể xảy ra cho người mới được sơ cứu hóc, đó là:
– Chấn thương xương sườn
– Tổn thương nội tạng (thường do thực hiện sai vị trí cần tác động hoặc do lực quá mạnh)

Nhìn chung, thủ thuật cấp cứu này có thể thực hiện ngay lập tức cho những đối tượng bị nghẹn, sặc, khó thở, tắc thở bằng cách sử dụng lực đột ngột, đáng kể tại vị trí chính xác. Tuy nhiên, đánh giá lâm sàng là điều cần thiết để tránh xảy ra việc sử dụng lực quá mạnh gây chấn thương cho người bệnh. Bên cạnh đó, có thể cần kết hợp nhiều thao tác liên tiếp nếu thao tác ban đầu không bỏ được dị vật gây hóc nghẹt đường thở.

2. Thực hiện sơ cứu hóc dị vật bằng phương pháp Heimlich

2.1. Xác định mức độ nghẽn đường thở

Với các trường hợp tắc nghẽn đường thở do hóc dị vật đang nguy kịch, những người xung quanh cần gọi cấp cứu để các chuyên gia y tế đến kịp thời hỗ trợ, bảo đảm tính mạng cho người bệnh. Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiệm pháp Heimlich cho người bệnh hóc.
– Trước tiên, xác định xem tình trạng của người bị hóc như thế nào, có tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng không.
– Nếu người bị hóc dùng bàn tay nắm chặt cổ họng, đó là dấu hiệu cho tình trạng tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng cần cấp cứu gấp.
– Nếu người bị hóc không thể nói, hoa hoặc hít thở bình thường, điều này cho thấy cần khai thông đường thở.
– Trong trường hợp người bị hóc mặt mũi hồng hào, có thể thở hoặc giao tiếp được, nên sớm đến các cơ sở y tế để được khám và lấy dị vật hóc ra sớm, đúng cách. Điều này là cần thiết để tránh tình trạng dị vật rơi xuống đường thở và gây những nguy hiểm cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Viêm vành tai chảy mủ: Nguyên nhân và cách điều trị

Học phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich

Thăm khám để được gắp dị vật đúng cách trong trường hợp người bị hóc mặt mũi hồng hào

2.2. Thực hiện đúng cách với nghiệm pháp Heimlich

2.2.1. Cấp cứu với người bị hóc còn ý thức

Với người bệnh còn ý thức, có thể đứng được thì thực hiện sơ cứu bằng nghiệm pháp Heimlich như sau:
– Người bị hóc dị vật đường thở đứng trước và quay lưng với người sơ cứu với tư thế thẳng.
– Người sơ cứu đứng sau và vòng tay quanh thân người bị hóc với dáng như ôm bụng người bị hóc. Trong đó, một tay của người hỗ trợ nắm chặt và đặt ở giữa đường rốn và mũi ức của người bị hóc. Tay còn lại nắm lấy nắm đấm.
– Người sơ cứu thực hiện thao tác đẩy ngực bằng cách giật mạnh nắm đấm theo hướng vào sâu và lên trên của người bị hóc.
– Thực hiện nhanh và liên tục thao tác này khoảng 6-10 lần nếu cần và nếu người bị hóc chưa ổn định việc hô hấp.

Thực hiện vỗ lưng:
– Người sơ cứu vòng 1 tay quanh quanh ro để hỗ trợ phần thân trên của người bị hóc. Với trẻ nhỏ, có thể đặt trẻ nằm vắt qua hai chân của người sơ cứu.
– Người sơ cứu gập eo và nghiêng người về phía trước (có thể 90 độ nếu được).
– Người sơ cứu dùng gót tay còn lại và thực hiện vỗ mạnh vào phần lưng giữa hai bả vai của người bệnh.

2.2.2. Heimlich cho chính bản thân

– Dùng một tay thành nắm đấm với tư thế: lòng bàn tay hướng về phía mình, tay còn lại nắm chắc thành nắm đấm. Tay đặt dưới xương lồng ngực và ở phía trên rốn.
– Hai tay nắm chặt và kéo thúc tay mạnh, nhanh về phía sau, hướng lên trên.
– Lặp lại thao tác này đến khi bị vật rơi ra ngoài.

Người bị hóc khi đang nguy kịch cũng có thể dùng một chiếc ghế tựa vững chắc, vịn tay theo thành ghế , cúi người ấn bụng (dưới lồng ngực) vào thành ghế và nhấn mạnh nhiều lần cho đến khi dị vật rơi ra.

Chú ý rằng, việc này tự thực hiện khi  người bị hóc có hiện tượng khó thở và nguy kịch nhưng đang ở một mình. Trong tình huống chưa khẩn cấp,  người bệnh nên đến các cơ sở y khoa tai mũi họng để được bác sĩ kiểm tra và lấy dị vật đúng cách.

2.2.3. Với người bị hóc dị vật bất tỉnh

Khi người bị hóc mất ý thức hoặc bất tỉnh, hãy;
– Đặt người bị hóc mất ý thức nằm trên nền phẳng.
– Quỳ trên gối, vòng chân qua người của ngườ bệnh với tư thế đầu gối ngang hông của họ.
– Hai tay chồng lên nhau và đặt ở vị trí bụng trên rốn dưới lồng ngực của người bị hóc đang nguy kịch .
– Ấn tay vào bụng người bị hóc nhân theo hướng lên phía trên. Thực hiện cho đến khi dị vật rơi ra

Học phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich

>>>>>Xem thêm: Cảnh giác với căn bệnh viêm amidan hốc mủ

Phương pháp sơ cứu Heimlich cho người bệnh bất tỉnh

Điều quan trọng trước khi thực hiện phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich là, cần goi cấp cứu gấp để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Cũng cần lưu ý là: kỹ thuật này không dùng cho người bị hóc còn tỉnh táo. Khi người bị hóc có tình trạng thở vẫn bình thường, cần sớm đến các cơ sở y khoa tai mũi họng để được thăm khám và lấy dị vật ra ngoài. Tránh tình trạng dị vật để lâu gây nguy hiểm, viêm nhiễm và nguy cơ tắc nghẽn đường thở cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *