Giải đáp vấn đề: Hóc xương cá có tự khỏi không

Vấn đề “hóc xương cá có tự khỏi không?” là điều mà nhiều người vẫn luôn thắc mắc. Nhất là với tỷ lệ hóc xương cá khá nhiều hiện nay, ngày càng nhiều người cho rằng: hóc xương cá là vấn đề nhỏ, không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu hiểu về việc xương cá có tự bị hủy không thì chắc chắn những suy nghĩ của chúng ta sẽ thay đổi.

Bạn đang đọc: Giải đáp vấn đề: Hóc xương cá có tự khỏi không

1. Người bị hóc xương cá tự khỏi khi nào?

Hóc xương cá là tai nạn có tính phổ biến trong các tình huống hóc dị vật/xương hiện nay. Vấn đề này có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, nhưng trong số đó, phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em.

Hóc xương cá kèm theo tình trạng đau nhức vùng cổ, nghẹn, khó nuốt, nuốt không trôi. Thêm vào đó, hóc xương cá luôn mang đến sự khó chịu cho người bệnh cùng những nguy cơ bệnh lý nhiễm trùng, tạo mủ vùng hô hấp. Trong những tai nạn ít xảy ra hơn, xương cá có thể làm thủng thực quản, thủng mạch máu, bít tắc và làm ngưng thở rất nguy hiểm cho tính mạng. Chính vì vậy, không thể không đề phòng trong tình huống bị xương cá làm hóc này.

Giải đáp vấn đề: Hóc xương cá có tự khỏi không

Hóc xương cá có thể tự khỏi

Nhưng rất may là chúng ta có thể nhờ các bác sĩ gắp xương cá sớm để phòng ngừa những nguy cơ này. Nhiều trường hợp bị hóc xương cá cũng có thể tự khỏi mà không cần can thiệp đến kỹ thuật hoặc sự hỗ trợ y tế.

Như vậy, hóc xương cá nhỏ hoàn toàn có thể tự khỏi. Thế nhưng, không phải lúc nào điều may mắn này cũng xảy ra. Hóc xương cá tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

1.1. Kích thước, tính chất xương hóc

Với xương cá nhỏ, mềm thì việc hóc tự khỏi là điều khá thường xuyên xảy ra. Đây cũng là tình huống tai nạn hóc xương mà số đông mọi người hay gặp. Đôi khi, người bị hóc chỉ bị đau và nuốt vướng một nhịp, sau đó không còn tình trạng nuốt khó, không còn bị hóc dù không làm gì chữa hóc.

Tuy nhiên, với tình trạng xương cá mắc hóc lớn, mảnh xương cứng thì rất khó để hóc xương tự khỏi. Trong nhiều trường hợp, mảnh xương có thể còn đây sâu và làm tổn thương hầu họng.

1.2. Vị trí xương

Xương cá càng mắc ở những vị trí sâu và hiểm thì càng khó tự khỏi. Đặc biệt những xương có kích thước hơi lớn hơn sẽ càng dễ mắc kẹt và và khó tự trôi hơn. Điều này cũng càng khó khăn hơn nếu như xương đâm sâu vào niêm mạc thành hầu họng.

1.3. Hình dạng xương

Mẩu xương có hình dạng nhiều cạnh và lớn sẽ dễ bị mắc kẹt, gây hóc hơn. Đồng thời, chúng cũng khó để tự trôi xuống. Những xương cá như vậy thường đâm vào thành họng, thậm chí là xuyên cổ, thủng vách thực quản hay các cơ quan mà nó bị mắc kẹt, tạo ra sự nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bị hóc.

Tìm hiểu thêm: Khi nào cần cắt Amidan để đảm bảo an toàn?

Giải đáp vấn đề: Hóc xương cá có tự khỏi không

Xương cá gây hóc có thể có nhiều kích thước khác nhau

2. Kiểm tra gắp xương cá sau khi bị hóc

Trong hầu hết các trường hợp, xương cá có thể tự trôi và được xử lý như thức ăn thông thường. Vì vậy, khi bị hóc, trong tình huống tỉnh táo, bệnh nhân nên bình tĩnh, không cố ăn hay nuốt, đồng thời chờ đợi khoảng 3 đến 5 phút để xem xét tình hình. Nếu sau thời gian này mà tình trạng đau vẫn liên tục diễn ra, thậm chí là đau cổ họng hơn, hãy nhờ người bên cạnh kiểm tra hầu họng và vị trí xương mắc hóc.

Cần chú ý rằng, việc kiểm tra này đơn thuần là quan sát. Người hỗ trợ không tác động thêm bất cứ điều gì tới bệnh nhân trước khi xác định được vị trí xương cá đang nằm. Nếu sử dụng đèn pin mà có thể nhìn thấy xương hóc trong hầu họng bệnh nhân, người hỗ trợ có thể cân nhắc gắp xương cá ra cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, do xương cá khi đâm vào hầu họng thường có nguy cơ để lại những tổn thương, nên việc đến các cơ sở tai mũi họng để được bác sĩ hỗ trợ lấy xương cá vẫn là khuyến khích cần thiết mà bệnh nhân cần xem xét. Tại các cơ sở tai mũi họng, các bác sĩ sẽ có thiết bị, dụng cụ phù hợp, hỗ trợ bệnh nhân lấy xương cá ra an toàn, đồng thời sẽ đánh giá, xem xét và hướng dẫn phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn cũng như biến chứng có thể để lại từ tình trạng hóc của bệnh nhân.

3. Nâng cao cảnh giác trước tình trạng hóc xương cá

Như đã nói trên đây, việc hóc xương cá có thể mang đến những nguy hiểm liên quan đến sức khỏe lâu dài, thậm chí là nguy kịch tính mạng cho người bị hóc. Chính vì thế, nên chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng phòng tránh tai nạn này trong mọi hoàn cảnh.

Giải đáp vấn đề: Hóc xương cá có tự khỏi không

>>>>>Xem thêm: Khan tiếng làm sao hết? – Ghi nhớ ngay 10 lưu ý sau

Cần đề phòng trước tình huống hóc xương cá

3.1. Phòng tránh hóc

Để tránh việc bị hóc xương cá, cần chủ động thực hiện những điều cơ bản như:

– Tránh tình trạng đùa giỡn trong khi đang ăn cơm hay ăn cá.
– Không nên vừa ăn cá, vừa mải mê xem phim, đọc sách hoặc làm các việc có tính tập trung khác.
– Chuẩn bị đồ ăn cho người già và trẻ nhỏ cần hết sức chú ý lọc xương cá.
– Có thể chọn các loại cá phi lê thay cho cá nguyên con,.
– Không để người mới phẫu thuật ăn cá cũng như các thức ăn không mềm. Bên cạnh đó, các đối tượng như người già, người răng giả, trẻ em, người say xỉn cũng cần chú ý hơn trong chọn lực đồ ăn và ăn uống.

3.2. Phòng tránh sai lầm khi chữa hóc xương cá

Việc tự chữa hóc khá phổ biến, nhưng trong đó, việc chữa hóc sai lầm cũng rất nhiều. Đôi khi, các cách chữa này có tác dụng, nhưng sẽ để lại một vài vấn đề lâu dài cho bệnh nhân. Do đó, cần tránh:

– Cố ăn miếng lớn với suy nghĩ nuốt cố sẽ đẩy xương cá hóc xuống thực quản, dạ dày.
– Sử dụng các cách truyền miệng như nhét tỏi vào lỗ mũi, ngậm vỏ cam, vỏ chanh,…
– Cố nuốt hoặc ho khạc với những mẩu xương cá lớn
– Không thăm khám và nhờ hỗ trợ từ bác sĩ khi có biểu hiện như: đau quá lâu, xương cá không tự khỏi, khó thở, mặt mày tím tái, chảy máu từ họng miệng, ho nhiều ngày, đau ngực, không thể ăn uống,…

Trong những tình huống trên, bệnh nhân không nên suy nghĩ hóc xương cá có tự khỏi không mà cần sớm đến các cơ sở y khoa để nhờ bác sĩ tai mũi họng kiểm tra, gắp dị vật ra sớm và ngăn ngừa biến chứng do hóc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *