Đau thần kinh tọa gây ra cơn đau nhức, khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh gây ra nhiều di chứng nặng nề. Cùng tìm hiểu đau dây thần kinh tọa triệu chứng thường gặp ở bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Đau dây thần kinh tọa triệu chứng đặc trưng cần biết
1. Đau dây thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa là cơn đau xảy ra do chấn thương, kích thích dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to, khởi phát từ vùng mông và cơ mông. Đây là dây thần kinh dài nhất và dày nhất trong cơ thể, được tạo thành từ 5 rễ thần kinh, cụ thể như sau:
– 2 rễ từ vùng lưng dưới còn được gọi là cột sống thắt lưng.
– 3 rễ từ phần cuối cùng của cột sống có tên là xương cùng.
Đau thần kinh tọa được sử dụng để mô tả các cơn đau bắt nguồn từ phần lưng dưới và kéo dài xuống chân.
2. Tìm hiểu đau dây thần kinh tọa triệu chứng thường gặp
2.1.Đau dọc đường đi dây thần kinh tọa
Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của đau dây thần kinh tọa. Người bệnh cảm nhận cơn đau xuất phát từ vùng cột sống thắt lưng sau đó lan tới mông, mặt ngoài đùi, cẳng chân, mắt cả chân và cả ngón chân. Phụ thuộc vào vị trí tổn thương mà cơn đau thần kinh tọa có các triệu chứng khác nhau, bao gồm:
– Tổn thương rễ L4: cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng kéo dài đến khoeo chân.
– Tổn thương rễ L5: đau từ cột sống thắt lưng lan xuống mu bàn chân và ngón chân cái. Một trường hợp nữa là cơn đau lan tới lòng bàn chân đến hết ngón chân út.
– Tổn thương rễ S1: đau xuất phát từ cột sống thắt lưng, kéo dài xuống phía sau mông và phía ngoài bàn chân.
– Một số trường hợp không đau ở cột sống thắt lưng mà lại đau dọc chân.
Đặc điểm của các cơn đau dây thần kinh tọa có thể đau liên tục hoặc đau theo cơn; đau nặng hơn khi di chuyển liên tục hoặc vận động mạnh và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Một số trường hợp không có cơn đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
Hình ảnh miêu tả vị trí của cơn đau dây thần kinh tọa
2.2. Đau dây thần kinh tọa triệu chứng co cứng cơ cạnh cột sống
Khi dây thần kinh tọa bị viêm, tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Do đó, người bệnh có thể bị co cứng cạnh cột sống do lượng máu lưu thông kém hiệu quả.
Biểu hiện của triệu chứng này là cảm giác cứng lưng, khó vận động khi nghiêng, xoay người hay lúc đi lại. Bên cạnh đó, cảm giác cứng vùng thắt lưng cùng các cơn đau nhói khi ho, hắt hơi.
2.3. Đau dây thần kinh tọa triệu chứng hạn chế vận động
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn có thể gây hạn chế vận động ở chi dưới. Một số biểu hiện dễ nhận thấy là đau thắt lưng dữ dội khi cúi, gập người hoặc không thể cúi, gập, nghiêng người, đùi mông đau mỏi dữ dội.
Tìm hiểu thêm: Bị chuột rút vào ban đêm
Khi cơn đau nghiêm trọng theo thời gian, người bệnh khó khăn di di chuyển, vận động
2.4. Bất thường về tư thế
Nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa là bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh thay đổi dáng đi bất thường như đi tập tễnh, vùng xương chậu lệch sang một bên, vẹo cột sống, mất đường cong sinh lý, … Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh vì rất khó để phục hồi.
2.5. Tổn thương rễ thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa có nhiệm vụ chính là kiểm soát vận động cơ cẳng chân đồng thời chi phối cảm giác. Vì vậy, khi đau thần kinh tọa người bệnh sẽ có triệu chứng như kiến bò châm chích, ngứa ran ở bàn chân và ngón chân. Bên cạnh đó, bệnh còn gây rối loạn một số chức năng như sau:
– Giảm khả năng tiết mồ hôi
– Rối loạn cảm giác chi dưới
– Rối loạn khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện
– Rối loạn dinh dưỡng da
3. Tìm hiểu nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa hàng đầu là do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng. Đây đều là căn bệnh xương khớp phổ biến, không ngoại trừ tuổi tác.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: đó là khi phần nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh. Biểu hiện cụ thể bằng các cơn đau thần kinh tọa dai dẳng và lan xuống các bộ phận khác. Thống kê cho thấy có khoảng 90% trường hợp thoát vị đĩa đệm gây đau ở dây thần kinh tọa.
– Thoái hóa cột sống thắt lưng, đĩa đệm: thường phổ biến ở người lớn tuổi theo quy luật tự nhiên. Đĩa đệm bị thoái hóa, gây áp lực hoặc chèn ép lên dây thần kinh tọa, biểu hiện thành các cơn đau ở vị trí này. Ngoài ra, người trẻ có tư thế làm việc không phù hợp, ngồi quá lâu một tư thế cũng thúc đẩy quá trình thoái hóa của cột sống và đĩa đệm, gây đau thần kinh tọa.
– Trượt đốt sống thắt lưng: nếu một đốt sống trượt ra trước hoặc sau so với đốt sống dưới làm chèn ép rễ thần kinh tọa, gây ra cơn đau thần kinh tọa lan từ thắt lưng lan xuống một hoặc cả hai chân.
– Nhóm nguyên nhân khác bao gồm: viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống, chấn thương, mang thai.
4. Đau thần kinh tọa gây hại thế nào?
4.1. Mức độ nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm
Nếu bệnh không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm, phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của người bệnh.
– Teo cơ: cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa cảnh báo dây thần kinh tọa đang bị tổn thương hoặc viêm. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể làm teo cơ tứ đầu đùi, mất khả năng đi lại.
– Bại liệt: đây là biến chứng nguy hiểm nhất của đau dây thần kinh tọa và nhiều bệnh xương khớp. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây bại liệt chi dưới. Lúc đó, quá trình điều trị trở nên khó khăn, tốn kém và khả năng hồi phục cũng không cao.
4.2. Khi nào người bệnh cần đến khám với bác sĩ?
Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo đau thần kinh tọa, người bệnh nên đến chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và can thiệp sớm. Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh xuất hiện một trong các dấu hiệu sau thì cần liên hệ với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng:
– Đau chân dữ dội trong nhiều giờ đồng hồ
– Tê hoặc yếu cơ cùng một chân
– Hạn chế hoặc mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang
>>>>>Xem thêm: Hẹp lỗ liên hợp đốt sống: Nguyên nhân và triệu chứng
Thăm khám, chữa bệnh sớm và kịp thời giúp cải thiện cơn đau nhức hiệu quả, nâng cao kết quả điều trị
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho chính mình và người thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.