Điều trị ung thư vú giai đoạn I-II-III

Điều trị ung thư vú chủ yếu là điều trị đa mô thức, sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh, kích thước khối u, mức độ xâm lấn, sức khỏe, mong muốn của người bệnh. Vậy điều trị ung vú cho từng giai đoạn I, II, III được triển khai như thế nào hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Điều trị ung thư vú giai đoạn I-II-III

1. Giai đoạn quyết định phương pháp điều trị ung thư vú như thế nào?

Giai đoạn của ung thư vú (K vú) là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định về việc điều trị của người bệnh tiến hành như thế nào. Ngoài ra lựa chọn phương hướng điều trị cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như:

– Các tế bào ung thư có thụ thể hormone, cụ thể là, ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen (ER) hoặc dương tính với thụ thể progesterone (PR).

– Nếu các tế bào ung thư có một lượng lớn protein HER2 (nghĩa là nếu ung thư dương tính với HER2)

– Ung thư đang phát triển nhanh như thế nào

– Sức khỏe tổng thể của bạn

– Phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh hay chưa

– Mong muốn của người bệnh…

Điều trị ung thư vú giai đoạn I-II-III

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân sau thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả

2. Những phương pháp ứng dụng trong điều trị K vú

Hầu hết phụ nữ mắc K vú ở giai đoạn I, II hoặc III được điều trị bằng phẫu thuật, sau đó thường là xạ trị. Nhiều phụ nữ cũng được điều trị bằng thuốc toàn thân (thuốc đi đến hầu hết các vùng trên cơ thể: Hóa trị, liệu pháp nội tiết tố, thuốc nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch). Nhìn chung, khi người bệnh có tế bào ung thư vú càng lan rộng thì càng cần điều trị nhiều hơn

3. Điều trị cho bệnh ung thư theo từng giai đoạn

3.1 Điều trị ung thư vú ở giai đoạn I

Kích thước khối u ở giai đoạn này vẫn còn khá nhỏ và chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Vì thế các phương pháp điều trị có thể được chỉ định cho bệnh nhân đó là:

Điều trị tại chỗ bằng phẫu thuật và xạ trị

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư vú ở giai đoạn I. Những bệnh ung thư này có thể được điều trị bằng phẫu thuật bảo tồn vú (cắt bỏ một phần vú) hoặc cắt bỏ vú. Các hạch bạch huyết gần đó cũng sẽ cần được kiểm tra, bằng sinh thiết hạch bạch huyết trọng điểm hoặc bóc tách hạch bạch huyết ở nách.

Nếu phẫu thuật bảo tồn vú được thực hiện, thì xạ trị thường được triển khai sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát ở vú và cũng giúp bệnh nhân sống lâu hơn.

Nếu người bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ vú, thì có ít khả năng cần xạ trị hơn. Tuy nhiên xạ trị có được triển khai sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú không còn phụ thuộc chi tiết vào kết quả phục hồi và sinh thiết khối u.

Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư tai mũi họng

Điều trị ung thư vú giai đoạn I-II-III

TS.BS See Hui Ti trực tiếp tư vấn bài tập thể dục cho bệnh nhân mắc K vú

Liệu pháp toàn thân – Hóa chất và các loại thuốc khác

– Nếu một phụ nữ bị ung thư vú dương tính với thụ thể hoóc-môn (ER dương tính hoặc PR dương tính), hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị liệu pháp hoóc-môn như một phương pháp điều trị bổ trợ (sau phẫu thuật), bất kể khối u nhỏ như thế nào.

– Nếu khối u lớn hơn 0,5 cm (khoảng 1/4 inch), hóa trị sau phẫu thuật (hóa trị bổ trợ) đôi khi được khuyến nghị.

– Sau phẫu thuật, một số phụ nữ bị ung thư dương tính với HER2 sẽ được điều trị bằng thuốc điều trị đích

– Nhiều phụ nữ có ung thư vú dương tính với HER2 sẽ được điều trị bằng hóa chất tân bổ trợ (trước khi phẫu thuật) và thuốc điều trị đích, sau đó là thực hiện phẫu thuật và điều trị bổ trợ bằng thuốc điều trị đích.

3.2 Điều trị ung thư vú giai đoạn II

Ở giai đoạn II, ung thư vú đã phát triển đến một vào hạch bạch huyết lân cận, phương pháp điều trị lúc này có thể là:

Điều trị tại chỗ bằng phẫu thuật và xạ trị

Phẫu thuật và xạ trị cũng sẽ được kết hợp tương tự như đối với ung thư vú ở giai đoạn I. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng phẫu thuật bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú. Sau đó dù tiến hành phẫu thuật bằng hình thức nào thì sau đó người bệnh cũng sẽ điều trị bằng xạ trị khi ung thư được tìm thấy trong cách hạch bạch huyết lân cận.

Nếu ban đầu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn II và được chỉ định điều trị toàn thân bằng hóa trị hoặc liệu pháp hormone trước khi phẫu thuật, thì liệu pháp xạ trị có thể được khuyến nghị sau đó nếu ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ vú.

Liệu pháp toàn thân – Hóa chất và các loại thuốc khác

Liệu pháp toàn thân (sử dụng thuốc đi đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể) được khuyến nghị cho một số phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn II. Có một số liệu pháp điều trị toàn thân được đưa ra trước khi thực hiện phẫu thuật (liệu pháp tân bổ trợ) và một số khác được đưa ra sau phẫu thuật (liệu pháp bổ trợ) đối với K vú giai đoạn II.

– Hóa trị: Có thể được thực hiện trước hoặc/ và sau khi phẫu thuật.

– Thuốc nhắm mục tiêu HER2: Một số phụ nữ bị ung thư dương tính với HER2 sẽ được điều trị bằng hóa trị bổ trợ (sau phẫu thuật) với thuốc nhắm mục tiêu. Hoặc có thể là điều trị đầu tiên bằng thuốc nhằm mục tiêu, sau đó tiến hành phẫu thuật và bổ trợ tiếp tục bằng thuốc nhắm mục tiêu.

– Liệu pháp nội tiết tố: Nếu ung thư dương tính với thụ thể hormone, liệu pháp hormone thường được sử dụng, có thể là trước khi phẫu thuật hoặc có thể sau phẫu thuật.

– Liệu pháp miễn dịch: Ở những phụ nữ mắc ung thư vú âm tính với ER, PR, HER2 có thể dùng thuốc điều trị miễn dịch trước khi phẫu thuật và tiếp tục sử dụng sau phẫu thuật.

Điều trị ung thư vú giai đoạn I-II-III

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu bị tiểu đường: Tiểu đường thai kỳ ăn gì?

Bệnh nhân thực hiện điều trị K vú tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

3.3 Điều trị ung thư vú giai đoạn III

Ở giai đoạn III, ung thư vú đã lan ra ngoài điểm xuất phát, có thể đã xâm lấn mô và hạch bạch huyết gần đó, nhưng nó chưa di căn đến các cơ quan ở xa. Có hai phương hướng chính để điều trị ung thư vú giai đoạn III đó là:

Bắt đầu với điều trị tân bổ trợ

Phổ biến nhất đối với những bệnh nhân mắc K vú giai đoạn III là thực hiện điều trị tân bổ trợ bằng hóa trị trước phẫu thuật.  Đối với một số trường hợp có khối u dương tính với HER2 thì thuốc nhắm mục tiêu cũng được chỉ định thực hiện nhằm mục đích thu nhỏ khối u, đảm bảo an toàn hơn trong phẫu thuật.

Thông thường sau đó bệnh nhân sẽ được tiếp tục sử dụng xạ trị. Với những bệnh nhân ung thư vú dương tính với HER2 sau phẫu thuật sẽ được điều trị bằng thuốc đích. Hoặc ở một số phụ nữ sau phẫu thuật có ung thư vú dương tính với thụ thể hormone cũng sẽ tiếp tục điều trị bổ trợ bằng liệu pháp hormone, thường thực hiện cùng với thuốc đích.

Ngoài ra, ở những phụ nữ mắc ung thư vú âm tính với ER, PR, HER2 có thể dùng thuốc điều trị miễn dịch trước khi phẫu thuật và tiếp tục sử dụng sau phẫu thuật

Bắt đầu bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là một phương pháp đầu tiên được lựa chọn cho một số phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn III. Bởi những khối u đã có kích thước khá lớn (khoảng 2-5cm), đã phát triển đến các mô lân cận như thành ngực, da, di căn hạch nách cùng bên… nên điều trị thường phải điều trị phẫu thuật cắt bỏ vú và nạo vét hạch.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tiếp tục điều trị bằng một số phương pháp như xạ trị, hóa trị, thuốc điều trị ung thư vú trúng đích, liệu pháp hormone.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *