Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh cơ xương khớp rất phổ biến. Theo thống kê, khoảng 2 – 3% dân số mắc bệnh này. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phẫu thuật cột sống ở người trưởng thành. Vậy thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và cách chẩn đoán, điều trị ra sao?

Bạn đang đọc: Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung về thoát vị đĩa đệm L4 L5

Cột sống thắt lưng được chia thành 5 đốt từ L1-L5, trong đó đốt sống L4, L5 là 2 đốt sống có vị trí thấp nhất, có vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ cho phần trên của cơ thể. Tại đây đốt sống L4 L5 kết hợp cùng với đĩa đệm, dây thân kinh và các mô mềm tạo thành một thể thống nhất, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể hoạt động hay chuyển động theo nhiều hướng khác nhau.

Cũng bởi vị trí đặc biệt này, đốt sống L4 L5 cũng chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi có những tác động mạnh vào cột sống. Trong đó, thoát vị đĩa đệm L4 L5 là một bệnh lý rất phổ biến, thường gặp ở người có độ tuổi khoảng từ 35 – 55.

Đây là tình trạng nhân nhầy tràn ra ngoài đĩa đệm. Các nhân nhầy này có thể gây chèn ép cột sống, rễ thần kinh khiến cho lưng đau thắt, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt, cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và cách điều trị

Khi nhân nhầy đĩa đệm ở đốt sống L4 L5 bị tràn ra ngoài sẽ gây thoát vị đĩa đệm L4 L5.

2. Các biểu hiện thoát vị L4 L5

Khi đĩa đệm L4 L5 bị thoát vị, người bệnh có thể có các biểu hiện sau:

– Đau nhức: Thường từ thắt lưng xuống tới mông, có thể dọc theo dây thần kinh. Cảm giác đau rõ hơn khi người bệnh đứng/ngồi lâu, hoặc khi di chuyển.

– Tê bì chân: Tình trạng tê, mất cảm giác, đau nhức mu bàn chân khiến người bệnh hạn chế vận động.

– Yếu cơ bắp: Do đĩa đệm chèn lên dây thần kinh.

– Rối loạn cảm nhận nhiệt: Người bệnh có thể có cảm giác nóng lạnh bất bình thường hoặc bị rối loạn xúc giác.

– Không kiểm soát được tiểu tiện: Không đi tiểu được, tiểu không kiểm soát được là tình trạng có thể gặp ở bệnh nhân thoát vị L4 L5.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm L4L5

3.1 Cơ chế gây thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây nên có thể xảy ra đột ngột, nhưng lại thường là kết quả của một quá trình tích tụ, kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, trong cuộc sống hay quá trình học tập, làm việc.

Ban đầu, đĩa đệm cột sống của mỗi người sẽ chứa một lượng nước nhiều nên vô cùng linh hoạt. Tuy nhiên, cùng với quá trình lão hóa tự nhiên, các đĩa đệm bắt đầu mất nước, trở nên khô đi. Điều này làm cho vòng ngoài của đĩa đệm trở nên giòn và dễ nứt hơn khi cơ thể chuyển động hoặc gặp những tác động nhẹ. Đặc biệt, với vị trí ở phần cuối của cột sống, đốt sống L4 L5 càng dễ bị tổn thương theo thời gian.

Bên cạnh đó, các chấn thương cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm L4-L5 L5-S1. Chấn thương tạo áp lực lên đĩa đệm ở vùng lưng dưới, có thể dẫn đến tình trạng thoát vị.

3.2 Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm l4 l5 là gì?

Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, bao gồm:

– Tuổi tác: Người trong độ tuổi lao động, từ 35 đến 50 tuổi là đối tượng rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.

– Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh thoát vị cột sống thắt lưng cao gấp đôi so với nữ giới.

– Công việc: Các công việc đòi hỏi vận nhiều, thường xuyên bê vác nặng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm lưng.

– Béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép có thể làm tăng áp lực lên đĩa đệm cột sống. Đồng thời làm tăng tới 12 lần khả năng tái phát thoát vị sau khi phẫu thuật.

– Thuốc lá: Các chất độc, đặc biệt là nicotin trong thuốc lá có thể làm hạn chế lưu lượng máu đến đĩa đệm cột sống, làm tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm, khiến đĩa đệm dễ bị thoát vị.

– Yếu tố gia đình: Nếu bạn có người thân trong gia đình đã từng bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người bình thường.

4. Các biến chứng của thoát vị

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể gây các biến chứng như:

– Rối loạn cảm giác

– Yếu liệt vĩnh viễn

– Teo cơ

– Rối loạn đại tiểu tiệt

Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh viêm khớp vai Thực hiện chữa bệnh theo

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và cách điều trị

Đau, nhức mỏi lưng, hạn chế vận động là những biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng thoát vị L4 L5 kéo dài.

5. Điều trị thoát vị L4 L5

Các thống kê cho thấy có hơn 85% các trường hợp thoát vị đĩa đệm cấp tính sẽ tự khỏi trong vòng 8 – 12 tuần mà ít cần đến phương pháp điều trị cụ thể nào.
Tuy nhiên, để bệnh nhanh khỏi và hạn chế gây biến chứng, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp sau:

5.1 Chườm lạnh, nóng

Phương pháp này giúp giảm viêm và co thắt cơ ban đầu liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nên thực hiện trong 48 giờ đầu tiên khi cơn đau lưng xuất hiện.

Chườm nóng cũng giúp giảm đau và co thắt cơ sau 48 giờ đầu. Bệnh nhân có thể dùng đệm sưởi ấm, túi chườm nóng, khăn nóng, tắm nước nóng. Xen kẽ giữa chườm nóng và lạnh có thể giúp tăng hiệu quả giảm đau.

5.2 Thuốc

Để giúp giảm đau cho người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen, thuốc giãn cơ có kê đơn. Người bệnh nên tuân thủ đơn thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt phù hợp để giảm các triệu chứng.

5.3 Nghỉ ngơi nhiều hơn

Tốt nhất nên giới hạn vận động trong một hoặc hai ngày đầu. Tuy nhiên, cũng không nên nằm quá lâu, vì có thể gây cứng khớp và khiến cơn đau ngày càng tăng. Sau khi đỡ đau, người bệnh nên hoạt động nhẹ và duy trì vận động thường xuyên, nghỉ ngơi khi cần thiết.

6. Cách phòng tránh bệnh thoát vị L4 L5

– Duy trì tư thế làm việc, sinh hoạt đúng

– Tăng cường vận động, thực hiện đều đặn các bài tập thể dục phù hợp để tăng sự linh hoạt của cơ và cột sống, giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm

– Kiểm soát số cân của mình ở mức tiêu chuẩn

– Sử dụng công cụ hỗ trợ khi mang vác các vật nặng

– Duy trì chế độ ăn uống khoa học giúp củng cố sức khỏe của xương và mô liên kết

– Hạn chế sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng/lần để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến cột sống

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Corticoid có nguy cơ gây loãng xương

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán thoát vị L4 L5 chính xác, nhanh chóng.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 để có biện pháp phòng ngừa bệnh hoặc phát hiện bệnh kịp thời, ngăn nguy cơ biến chứng. Nếu có các dấu hiệu đau nhức xương khớp nên chủ động thăm khám để được khám và điều trị đúng hướng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *