Bệnh trĩ khi trở nặng cần tới các biện pháp ngoại khoa mới có thể điều trị triệt để. Nhiều người đặt ra thắc mắc: Phẫu thuật bệnh trĩ có đau không. Bài viết này sẽ cùng bạn làm sáng tỏ thắc mắc trên.
Bạn đang đọc: Tháo gỡ “hoang mang”: Phẫu thuật bệnh trĩ có đau không?
1. Khái quát về bệnh trĩ – nỗi ám ảnh khó tỏ bày
Bệnh trĩ là căn bệnh cực kỳ phổ biến trong nhóm bệnh hậu môn – trực tràng. Bệnh xảy ra do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, sự giãn nở này hình thành các búi trĩ. Bệnh trĩ được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trong đó, trĩ nội là bệnh trĩ có các búi trĩ mọc và phân bố ở trong ống hậu môn. Nếu lấy đường lược làm ranh giới thì các búi trĩ nội nằm ở bên trên đường lược. Ngược lại, búi trĩ ngoại nằm ở bên dưới đường lược, nằm bên ngoài ống hậu môn. Khi búi trĩ nội sa ra ngoài, chúng kết hợp với trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp
Các cấp độ bệnh trĩ
Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, các cấp độ dựa theo độ sa của búi trĩ:
– Cấp độ 1: búi trĩ còn nằm hoàn toàn bên trong hậu môn
– Cấp độ 2: Búi trĩ thi thoảng sa ra ngoài, tần suất không nhiều. Búi trĩ có thể tự co lên mà không cần tác động.
– Cấp độ 3: Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài, bệnh nhân phải dùng tay đẩy trở lại hậu môn.
– Cấp độ 4: Búi trĩ nằm hoàn toàn bên ngoài hậu môn, không thể đẩy ngược trở lại
Bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành bốn giai đoạn như: Hình thành – tăng kích cỡ – sa trĩ nghẹt – tắc mạch hoại tử búi trĩ.
Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái khó chịu cho người mắc
Bệnh trĩ hỗn hợp thường diễn ra khi búi trĩ nội sa ra ngoài và dính vào trĩ ngoại, tạo thành một khối trĩ gây đau đớn và vướng víu. Thông thường, bệnh trĩ khi trở nặng không thể điều trị bằng nội khoa như khi bệnh còn ở giai đoạn 1, 2. Bệnh bắt buộc phải được can thiệp phẫu thuật mới điều trị triệt để được. Tuy nhiên nhiều người vẫn chần chừ vì lo ngại và thắc mắc liệu phẫu thuật bệnh trĩ có đau không. Dây cũng là lý do khiến nhiều bệnh nhân nhập viện khi bệnh đã cực nặng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
2. Bệnh trĩ có những biểu hiện phiền toái nào?
Các biểu hiện của bệnh trĩ thường rất đặc trưng và khó nhầm lẫn.Chúng đem đến không ít phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày, giảm chất lượng cuộc sống.
– Đau rát khi đi đại tiện, đau tăng dần theo cấp độ bệnh.
– Bệnh trĩ nội khiến bệnh nhân chảy máu hậu môn nhiều hơn. Máu có thể thành các tia hoặc nhỏ giọt khi bệnh trở nặng.
– Cảm giác cộm ở hậu môn, khối thịt (búi trĩ) xuất hiện. Chúng có thể tự co vào hoặc không tự co – biểu hiện đặc trưng của người bệnh trĩ.
– Cảm giác nhớp nháp, dính, khó chịu, kích ứng da.
– Đối với trĩ nội ở cấp độ nặng, búi trĩ sa ra ngoài. Đối với trĩ ngoại ở cấp độ nặng, xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ. Đặc biệt, bệnh trĩ ngoại gây đau đớn cho người bệnh hơn rất nhiều so với trĩ nội.Người bệnh thậm chí không thể nằm ngửa, ngồi, búi trĩ cọ vào trang phục gây rát, xước thậm chí bật máu. Nguy cơ bệnh trĩ ngoại dẫn đến các biến chứng nặng nề là rất cao.
3. Giải đáp: Liệu phẫu thuật trĩ có gây đau hay không?
3.1. Phẫu thuật bệnh trĩ có đau không – Khi nào thì cần phẫu thuật?
Bệnh trĩ khi ở giai đoạn 1,2, bệnh còn nhẹ thì chưa cần phẫu thuật ngay. Bệnh nhân có thể được chỉ định các loại thuốc uống, thuốc bôi để hỗ trợ làm giảm đau, làm teo nhỏ búi trĩ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được kê thêm các loại thuốc hỗ trợ nhuận tràng, tăng độ bền tĩnh mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là bệnh nhân nhất định phải đi khám và tuân theo chỉ định, liều lượng của bác sĩ. Không tự ý chữa trị tại nhà bằng các phương pháp truyền miệng. Ngoài ra cũng không nên để bệnh trĩ quá nặng mới đi khám chữa.
Bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, cấp độ 3, 4 hoặc ngay cả cấp độ 2 nhưng không đáp ứng điều trị ngoại khoa, sẽ được chỉ định các biện pháp ngoại khoa: phẫu thuật cắt trĩ.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bị bệnh trĩ
Bệnh trĩ ở độ 1,2 có thể điều trị nội khoa
3.2. Phẫu thuật bệnh trĩ có đau không – giải đáp
Phẫu thuật bệnh trĩ có đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp sử dụng. Hầu hết các phẫu thuật đều không tránh khỏi cảm giác đau. Tuy nhiên tùy vào độ xâm lấn của từng phương pháp mà cơn đau có thể bớt dữ dội hơn.
– Phẫu thuật Milligan Morgan và Ferguson: Phương pháp cổ điển này cắt đơn lẻ từng búi trĩ, sau đó buộc cuống các búi trĩ lại. Phương pháp này có ưu điểm là ít gây biến chứng, điều trị bệnh dứt điểm và triệt để. Tuy nhiên lại gây đau hơn các phương pháp khác và cần chăm sóc đặc biệt trong thời gian dài.
– Phẫu thuật Longo: Phương pháp này đặc biệt có tác dụng với người bị trĩ vòng. Với ưu điểm nhanh chóng, gọn nhẹ, ứng dụng kỹ thuật cao và thực hiện trên vùng vô cảm của ống hậu môn, bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt đau hơn. Thời gian hồi phục khá nhanh và tỉ lệ tái phát tương đối thấp.
– Một số thủ thuật khác như tiêm xơ, thắt mạch, đốt sóng cao tần cũng được ứng dụng bởi ưu điểm nhanh lành, ít đau.
– Phẫu thuật mới và tân tiến gần đây là cắt trĩ bằng Laser. Công nghệ này ứng dụng tia laser được khuếch đại để triệt tiêu mạch máu nuôi trĩ và đốt xẹp các mô trĩ. Biện pháp này đặc biệt ít xâm lấn, giảm đau rất tốt và đẩy nhanh thời gian hồi phục.
3.3. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ đau của phẫu thuật cắt trĩ
Một số yếu tố khác vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến mức độ đau đớn của người bệnh khi cắt trĩ như:
– Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi thực hiện phẫu thuật.
– Tay nghề, sự chuyên nghiệp của bác sĩ khi thực hiện phẫu thuật.
– Các phương pháp đặc trị cơn đau. Các kỹ thuật giảm đau triệt để cũng như thuốc chuyên dụng được sử dụng để giảm tối đa cơn đau trong và sau mổ, đặc biệt là khi đi vệ sinh.
– Chế độ chăm sóc sau mổ: Bệnh nhân khi được chăm sóc tận tình, khoa học, giữ vệ sinh vết mổ tốt thì cơn đau sau mổ không kéo dài quá lâu.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi bị bệnh sốt xuất huyết
Chế độ chăm sóc hậu phẫu tốt có thể giảm thiểu cơn đau phẫu thuật
Sau khi mổ, để giảm bớt cơn đau, bệnh nhân nên cân nhắc chế độ ăn uống để tránh táo bón. Táo bón sẽ tiếp tục gây đau đớn đến vết mổ trĩ. Bệnh nhân ăn uống cần theo chế độ nhiều chất xơ, bổ sung rau củ quả và cung cấp đủ lượng nước trong ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cần bổ sung các thực phẩm chứa chất nhuận tràng như khoai lang, đậu bắp, thanh long,… để quá trình đại tiện nhẹ nhàng hơn, giảm áp lực lên vết mổ trĩ.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ và lời giải đáp cho câu hỏi: Phẫu thuật bệnh trĩ có đau không. Hi vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn và lựa chọn phương án điều trị bệnh trĩ hiệu quả và kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.