Chức năng tuyến thượng thận bị rối loạn gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra kịp thời. Nắm rõ được cách phòng ngừa, người bệnh sẽ tránh được những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể.
Bạn đang đọc: Rối loạn chức năng tuyến thượng thận và cách phòng ngừa
1. Tổng quan về chức năng tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết có vai trò trung tâm của cơ thể, nằm sâu sau phúc mạc. Tuyến thượng thận tiết ra hormone thiết yếu cho những hoạt động sinh hoá phức tạp. Huyết áp động mạch của cơ thể điều hoà tốt là nhờ chức năng catecholamine của tuỷ xương đảm nhận.
Tuyến thượng thận rất bé nhưng chúng có vai trò rất quan trọng.
Mặc dù tuyến thượng thận rất bé nhưng chúng có vai trò rất quan trọng. Tuyến thượng thận gồm phần xương và phần tủy, mỗi một phần sẽ đảm nhận chức năng nội tiết riêng biệt. Cụ thể:
– Vỏ thượng thận: Sản xuất ra các hormone chủ yếu là glucocorticoids, androgens và mineralocorticoids với vai trò khác nhau.
+ Glucocorticoids (chủ yếu là cortisol): tác dụng của hormone này là thúc đẩy và ngăn chặn quá trình chuyển mã gen diễn ra ở các mô của nhiều hệ cơ quan. Glucocorticoids có vai trò chống viêm, thúc đẩy phân giải đường tại gan.
+ Androgens: là hormone biểu hiện chức năng sinh lý của cơ thể người sau khi đã chuyển hoá thành testosterone và dihydrotestosterone.
+ Mineralocorticoids (chủ yếu là aldosterone): có chức năng điều tiết và vận chuyển chất điện phân phía trên bề mặt biểu mô. Hormone này cũng giúp đào thải kali và lưu trữ natri ở tế bào ống thận.
– Tuỷ thượng thận: Phần này chứa những tế bào ưa crom, có chức năng trong việc tổng hợp và sản xuất ra hormone catecholamin. Đây là các amin có chức năng rất quan trọng đối với hệ thống thần kinh giao cảm. Tủy tuyến thượng thận nắm giữ vai trò điều tiết ra những quá trình vật lý hoặc sinh hoá trong cơ thể.
2. Nguyên nhân rối loạn chức năng tuyến thượng thận
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này thường là:
– Người sử dụng corticoid kéo dài, ngừng thuốc đột ngột mà không theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian dùng thuốc chứa corticoid càng dài thì khả năng suy tuyến thượng thận càng cao.
– Người có tuyến thượng thận hoạt động bất thường; tuyến thượng thận tổn thương khiến các hormone quan trọng cho cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng.
– Bệnh Addison: Các tuyến thượng thận bị gián đoạn, gây rối loạn chức năng tuyến thượng thận.
– Tổn thương tuyến yên như u tuyến yên, viêm, phẫu thuật tuyến yên. Cắt bỏ một bên tuyến thượng thận do khối u, nhiễm lao.
– Do điều trị, kiểm soát cường vỏ thượng thận.
– Do dùng thuốc kháng đông máu kéo dài, gây hiện tượng chảy máu ở tuyến thượng thận.
3. Dấu hiệu rối loạn chức năng tuyến thượng thận
3.1. Rối loạn chức năng tuyến thượng thận mức độ nhẹ
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường tiến triển chậm. Do đó nhiều người chủ quan không thăm khám sớm. Bệnh có thể biểu hiện qua:
– Cảm giác mệt mỏi, chán ăn
– Sụt cân nhanh
– Da bị sạm, tối hơn
– Huyết áp thấp
– Ngất xỉu
– Thèm muối, sử dụng nhiều muối ăn trong ngày
– Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy
– Hạ đường huyết nhanh
– Đau cơ, khớp vai và khớp gối
– Hay cáu gắt
– Rụng tóc
– Trầm cảm
– Rối loạn chức năng tình dục.
Tìm hiểu thêm: Nhân tuyến vú BIRADS 4 là gì? Cách điều trị
Người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, thiếu tập trung trong công việc.
3.2. Rối loạn chức năng tuyến thượng thận mức độ nặng
Tình trạng rối loạn chức năng tuyến thượng thận ở giai đoạn nhẹ có thể dẫn tới suy tuyến thượng thận cấp. Các dấu hiệu cơ bản gồm:
– Thở nhanh, khó thở và khó nói
– Chóng mặt và đau đầu dữ dội
– Nôn liên tục, có thể bị tiêu chảy cấp.
– Da nhợt nhạt, lạnh, cơ thể thiếu sức sống
– Suy yếu cơ bắp, mất dần ý thức.
Người bệnh cần hết sức chú ý, 24 giờ đầu tiên sau khi có những triệu chứng nêu trên là giai đoạn nguy hiểm. Tình trạng loạn huyết áp, sốt cao, khát nước. .. có thể tới bất cứ lúc nào. Bệnh nhân nên nhanh chóng nhập viện để kiểm tra, thực hiện những xét nghiệm cần thiết.
4. Làm thế nào khi rối loạn tuyến thượng thận
Rối loạn chức năng tuyến thượng thận xảy ra khi cơ thể không sản sinh đầy đủ một số loại hormone quan trọng. Ví dụ, trong bệnh Addison, chức năng tuyến thượng thận xảy ra khi cơ thể sản sinh quá ít cortisol và aldosterone. Chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm xảy ra ở tất cả các độ tuổi và giới tính. Bệnh khi ở giai đoạn muộn để lại biến chứng nặng nề, có khả năng đe doạ tính mạng người bệnh. Phương pháp điều trị chủ yếu khi suy tuyến thượng thận giai đoạn nặng là sử dụng hormone bù lượng hormone còn thiếu hụt trong cơ thể.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Để chức năng tuyến thượng thận được phục hồi, bạn cần lưu ý tới chế độ ăn uống cùng những phương pháp luyện tập thích hợp.
5.1. Chế độ dinh dưỡng
Để phòng tránh bệnh lý liên quan đến tuyến thượng thận ghé thăm, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh như súp lơ, rau bina, bông cải xanh… Trường hợp tuyến thượng thận bị tổn thương, người bệnh nên tránh các thực phẩm có chứa muối, đường cao, chất ngọt nhân tạo. Sử dụng những thực phẩm trên sẽ khiến cho thận yếu, làm cơ thể suy nhược.
5.2. Chế độ luyện tập thể dục
Bạn nên luyện tập thể thao mỗi ngày, giúp giải tỏa căng thẳng lo lắng và các tác động tiêu cực. Nên dành khoảng 20-30 phút mỗi ngày để tập thân thể như đi bộ, tập yoga… Vận động phù hợp với cơ thể sẽ giúp cải thiện sức khỏe, thúc đẩy lượng máu lên não tốt.
5.3. Chú ý sử dụng thuốc
– Nhiều người bị đau nhức xương khớp thường hay tự ý sử dụng corticoid không theo liều lượng nhất định. Đây là lý do chủ yếu khiến tuyến thượng thận bị suy giảm chức năng. Vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc tây có chứa thành phần corticoid khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây sỏi thận là gì?
Người bệnh nên thăm khám và điều trị bệnh cùng bác sĩ chuyên khoa.
– Với trường hợp bắt buộc sử dụng corticoid kéo dài, người bệnh cần đi khám thường xuyên để bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả.
– Bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận cấp nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh cần phải dùng thuốc điều trị suốt đời. Người bệnh cần mang theo thuốc dự phòng để tránh xảy ra biến chứng.
5.4. Thăm khám sức khỏe kịp thời
Người bệnh nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ rối loạn tuyến thượng thận nên đi khám ngay. Khám sớm giúp chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.