Dị vật trong hốc mũi là một trong những vấn đề ở trẻ mà cha mẹ có thể dễ dàng bị bỏ sót. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhí đến TCI khám mũi vì có những triệu chứng bất thường và khi ấy, cha mẹ mới biết con có dị vật trong mũi từ lâu và cũng không hề biết tại sao con lại có tình trạng này.
Bạn đang đọc: Ba mẹ chú ý: Dị vật trong hốc mũi trẻ
1. Rất nhiều cha mẹ không hề hay biết con bị dị vật mũi
Một bệnh nhân nhí 6 tuổi trong ngày lễ nghỉ được đưa đến TCI khám bệnh trong tình trạng sốt đến 39 độ đã 3-4 ngày, mũi chảy máu cam và có mùi thối tái diễn suốt 5 ngày. Ngay khi trẻ được đưa đến, bác sĩ đã soi cánh mũi và phát hiện ra có dị vật nằm trong mũi bé. Điều đặc biệt là cha mẹ của bé cũng không biết dị vật này đã bị trẻ nhét vào mũi từ bao giờ.
Theo đánh giá của bác sĩ tại TCI, dị vật ở lâu trong mũi phải của bé nên đã dính cứng vào niêm mạc mũi, rất khó bóc tách. Và thực sự, bác sĩ phải rất nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian cho ca lấy dị vật này. Dù đã hết sức cố gắng, nhưng trẻ vẫn bị chảy máu đôi chút và đau nhiều.
Đây không phải trường hợp hiếm gặp về việc trẻ nhét dị vật vào mũi mà cha mẹ không kiểm soát kịp thời. Thực tế, rất nhiều trường hợp trẻ nhét hạt nở hoặc pin cúc vào mũi mà cha mẹ không biết, đến khi phát hiện ra thì mũi trẻ đã bị ảnh hưởng và tổn thương nặng nề, để lại hậu quả xấu cho trẻ.
Cha mẹ cảnh giác tình trạng dị vật trong mũi trẻ
2. Cẩn trọng những nguy cơ từ dị vật mũi
2.1. Dị vật mũi nhiều nguy hiểm
Dị vật ở trong hốc mũi có thể là rất nhiều đồ vật xung quanh chúng ta: mảnh đồ chơi, viên bi, giấy, nilon, pin cúc hay thậm chí là các động vật sống. Trẻ em thường hiếu động, nghịch ngợm nên đôi khi hay nhét dị vật vào trong mũi và thậm chí để quên rất lâu mà cha mẹ không biết. Thêm vào đó, nhiều trường hợp dị vật mũi ở trẻ được phát hiện nhưng lại xử lý sai cách.
Dị vật trong mũi thường gây sự ngứa ngáy, khó chịu nhất định với người bệnh. Theo cảnh báo từ bác sĩ, dị vật mũi có thể là nguyên nhân gây tình trạng nhiễm trùng vùng mũi, gây biến chứng viêm mũi xoang và các tổn thương quanh khu vực hốc mũi. Các dị vật có hóa chất cũng khi ở trong mũi cũng rất nhanh gây nguy hiểm làm tổn hại cấu trúc mũi.
Bên cạnh đó, dị vật mũi có thể trở thành dị vật đường thở vì nguy cơ rơi xuống khu vực này. Điều này cũng đồng nghĩa với nguy cơ dị vật gây viêm nhiễm quanh khu vực thanh quản, phế quản và hình thành các vấn đề bệnh lý hoại tử mô, viêm, áp xe các cơ quan đường thở. Nguy hiểm hơn, dị vật gây bít tắc đường thở, có thể gây khó thở, nghẹt thở cho bệnh nhân.
2.2. Chú ý phát hiện dị vật mũi trẻ để điều trị sớm, tránh biến chứng
Cha mẹ cần chú ý quan sát con để đề phòng trẻ nhét dị vật vào mũi. Đồng thời, cần nghi ngờ, phát hiện nhanh việc trẻ bị dị vật trong mũi để có thể xử trí nhanh chóng, tránh nguy hiểm cho con. Cần chú ý các dấu hiệu ở trẻ có thể báo hiệu mũi có dị vật như:
– Dụi mũi
– Hay nhăn mũi
– Ngứa mũi
– Quệt, ngoáy mũi
– Chảy máu mũi
– Sốt
– Khó thở
– Thở khò khè, thở bằng miệng ở trẻ khi ngủ
– Chảy dịch mũi
– Hơi thở có mùi
Tìm hiểu thêm: Nội soi cắt polyp mũi gây khó thở, giảm hoặc mất khứu giác
Trẻ dễ ngoáy, dụi mũi khi có dị vật trong mũi
3. Cha mẹ xử trí phù hợp khi con có dị vật mũi
3.1. Lấy dị vật đúng cách
Khi phát hiện con có dị vật mũi, cha mẹ cần bình tĩnh và để con bình tĩnh ứng phó vấn đề này. Trước tiên, cần tránh tình trạng quát mắng hay vội vàng khiến trẻ lo sợ, khóc và ngoáy mũi khiến dị vật vào sâu trong hốc mũi hơn.
Nếu dị vật nhỏ và nằm ngoài cánh mũi, trong trường hợp trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn con xì mũi mạnh để đẩy dị vật nhỏ ra ngoài. Tuy nhiên, cần cẩn trọng trường hợp trẻ hít mạnh vào sẽ khiến dị vật vào sâu trong mũi hơn.
Nếu trẻ nhỏ hoặc trẻ không thể đẩy dị vật ra ngoài, cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được hỗ trợ. Khi này, cần báo cho bác sĩ đầy đủ các vấn đề về dị vật và triệu chứng của con. Những thông tin này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và xử lý nhanh chóng hơn cho con.
3.2. Đưa trẻ bị dị vật mũi đi cấp cứu kịp thời
Đó là khi:
– Dị vật xương khu vực đường thở và trẻ gặp tình trạng khó thở.
– Dị vật trong mũi trẻ có chứa hóa chất hoặc là dị vật sống.
– Dị vật giãn nở trong điều kiện ẩm.
>>>>>Xem thêm: Nổi mụn ở vành tai – nguy hiểm hay không?
Chủ động đưa trẻ đi khám khi có dị vật trong hốc mũi trẻ
4. Phòng tránh tình trạng bị dị vật mũi ở trẻ
Dù dị vật mũi có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng trẻ nhỏ là những đối tượng hàng đầu của vấn đề bệnh lý này. Cha mẹ cần chủ động phòng ngừa dị vật mũi cho trẻ bằng các hành động thiết thực như:
– Không để trẻ còn quá nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ dạng viên hay nhọn. Trẻ có thể vô tình hoặc cố ý nhét hoặc hít vào mũi.
– Đảm bảo vấn đề kiểm tra và vệ sinh mũi khi đi đường xa hoặc sau các hoạt động bơi, lặn.
– Giăng màn để tránh dị vật chui vào mũi khi ngủ.
– Tránh việc không giám sát mà để trẻ nhỏ chơi một mình.
– Dạy trẻ tầm nguy hiểm của dị vật để trẻ không đưa dị vật vào tai, mũi họng
– Kiểm tra tai mũi họng hằng ngày cho bé để đảm bảo vấn đề vệ sinh và an toàn cho trẻ.
Việc phòng ngừa và xử lý dị vật trong hốc mũi sớm, đúng cách là điều cần thiết mà mỗi cha mẹ cần quan tâm. Bên cạnh đó, đối phó với tình huống này, cha mẹ nên đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho trẻ. Tốt nhất, hãy đưa con đến các cơ sở y tế tai mũi họng để được hỗ trợ và xử lý đúng cách bởi các chuyên gia ngay từ sớm để tránh nguy cơ dị vật mũi thành dị vật đường thở. Đồng thời, tránh tình trạng tự ý dùng tay hoặc các vật dụng lấy dị vật cho con, dễ đẩy sâu dị vật và gây nguy hiểm cho trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.