Điều trị với phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, thuốc nhắm trúng đích hoặc điều trị miễn dịch… là cách để chữa ung thư phổi phổ biến hàng đầu hiện nay. Vậy bệnh ung thư phổi điều trị thế nào và có khỏi hẳn được hay không, hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cách chữa ung thư phổi theo phác đồ trúng đích
1. Bệnh ung thư phổi và vấn đề về điều trị bệnh
1.1 Có thể chữa ung thư phổi khỏi hẳn được không?
Ung thư phổi là một trong số các bệnh lý ugn thư thường gặp và gây tử vong lớn. Căn bệnh này được chia thành 2 dạng như sau:
– Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc khoảng 80-85%
– Ung thư phổi tế bào nhỏ: Tình trạng này ít gặp hơn nhưng tiến triển nhanh và tiên lượng thường xấu.
Giống như nhiều bệnh ung thư khác, “chìa khóa” để điều trị bệnh nằm ở thời gian phát hiện bệnh. Đối với bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi với tỷ lệ cao tuy nhiên càng ở những giai đoạn sau thì bệnh càng khó điều trị hơn.
Phát hiện sớm bệnh ung thư là cách để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao
1.2 Chữa ung thư phổi sớm giúp tăng tiên lượng sống cho người bệnh
Hiện tại ung thư phổi được phân chia thành 5 giai đoạn cụ thể như sau:
– Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô phổi tại chỗ.
– Giai đoạn 1: Khối u với kích thước nhỏ và thường xuất hiện ở nhu mô và màng phổi tạng không xâm lấn đến cuống phổi thùy trên nội soi của phế quản và chưa di căn hạch hay xâm lấn xa.
– Giai đoạn 2: Khối u kích thước lớn hơn hoặc có thể đã xâm lấn màng phổi, xâm lấn phế quản, có hạch ở phế quản, hạch rốn phổi cùng bên có thể do xâm lấn trực tiếp.
– Giai đoạn 3: Khối u có kích thước lớn và có thể xâm lấn tới thành ngực, cơ hoành, màng phổi trung thất, màng ngoài tim, thực quản, phế quản, nốt di căn cùng thùy phổi… và chưa có di căn xa.
– Giai đoạn 4: Bệnh di căn tới thùy phổi đối bên và có tình trạng: nốt màng phổi, tràn dịch màng phổi, một hay nhiều ổ ở ngoài lồng ngực.
Đa số bệnh nhân ung thư phổi phát hiện ra bệnh khi đã tiến triển đến giai đoạn 4, lúc này việc điều trị thường khó khăn hơn. Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ có tiên lượng như sau:
– Giai đoạn 1: 75-90% là tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh
– Giai đoạn 2: Tỷ lệ sống sau 5 năm là 55-65%
– Giai đoạn 3: Khoảng 40% người bệnh sống sau 5 năm
– Giai đoạn 3B – 3C: Có tỷ lệ sống sau 5 năm giảm còn 12-24%
– Giai đoạn 4: Trong giai đoạn cuối tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn khoảng 10%.
2. Những phương pháp chữa trị ung thư phổi phổ biến
2.1 Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị triệt căn thông qua cắt thùy phổi hoặc mang phổi chứa khối u với:
– Phẫu thuật cắt hình chêm
– Cắt thùy phổi
– Cắt phổi.
2.2 Xạ trị
Phương pháp này sử dụng chùm tia phóng xạ ion hóa để loại bỏ tế bào ung thư qua đó làm giảm kíc thước hoặc tiêu diệt khối u. Hoặc có thể dùng trong trường hợp cần giảm nhẹ triệu chứng ung thư như: chèn ép, đau, chảy máu…
Bức xạ có thể làm giảm sự phát triển của ung thư, tuy nhiên có thể ảnh hưởng tới các tế bào xung quanh và có thể điều trị bổ trợ cho các phương pháp khác.
2.3 Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư toàn thân và đa số trường hợp được truyền qua tĩnh mạch. Phương pháp này can thiệp tới khả năng phát triển hoặc sinh sản của tế bào ung thư, trong đó có:
– Hóa trị tân bổ trợ: Thực hiện trước khi phẫu thuật để tiêu diệt tế bào di căn và thu nhỏ kích thước khối u thuận lợi cho phẫu thuật.
– Hóa trị bổ trợ: Áp dụng với các trường hợp từ giai đoạn 1B.
Hóa trị trong giai đoạn tái phát hoặc di căn có thể giảm triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng sống.
2.4 Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích
Phương pháp này tác động tới những phân tử đặc hiệu cần thiết trong quá trình điều trị ung thư và phát triển khối u với 2 loại là:
– Kháng thể đơn dòng: Liệu pháp điều trị trúng đích thụ động tại thụ thể ngoài màng tế bào
– Thuốc trọng lượng phân tử nhỏ: Điều trị đến thụ thể từ trong tế bào và dành cho bệnh nhân đột biến gen với các dấu ấn sinh học đặc trưng.
Tìm hiểu thêm: Có nên dùng gói giảm đau sau sinh mổ?
Điều trị nhắm trúng đích là phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi
2.5 Liệu pháp miễn dịch
Phương pháp này là cách điều trị ung thư mới, sử dụng thuốc và các vắc xin khác để kích hoạt khả năng tự vệ tự nhiên của hệ thống miễn dịch chống lại ung thư.
2.6 Chăm sóc giảm nhẹ
Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ do đó thời điểm này người bệnh cần có sự hỗ trợ và chăm sóc của người thân và bác sĩ. Bác sĩ có thể giảm đau, giảm căng thẳng và một số triệu chứng để cải thiện chất lượng sống.
Bệnh nhân cũng cần người nhà hỗ trợ chăm sóc để có chất lượng cuộc sống tốt nhất.
3. Cách điều trị ung thư phổi khác và các thử nghiệm lâm sàng
3.1 Đốt sóng cao tần
Phương pháp này thường dùng cho ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn đầu và đối với bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật.
Sóng cao tần tạo nhiệt và tiêu diệt tế bào ung thư.
3.2 Áp lạnh
Phương pháp này sử dụng nhiệt lạnh tương tự như xạ trị bên trong để tiêu diệt các khối u chèn ép, chặn đường thở của người bệnh và dẫn tới một số triệu chứng.
>>>>>Xem thêm: Hình ảnh ung thư vú chị em cần biết
Phương pháp áp lạnh là cách điều trị ung thư phổi hiệu quả
3.3 Thử nghiệm lâm sàng
Phương pháp này có thể sử dụng cho mọi giai đoạn và loại ung thư phổi. Bệnh nhân tập trung vào các phương pháp điều trị mới để xác định độ an toàn, hiệu quả so với hiện tại.
Tuy nhiên có thể có những tác dụng phụ hoặc rủi ro nếu không đem lại hiệu quả.
Ung thư phổi được điều trị với nguyên tắc chuyên biệt hóa thông qua cân nhắc các yếu tố như: bệnh lý, tình trạng bệnh nhân, trang thiết bị điều trị, nguồn lực cơ sở y tế, thể trạng bệnh nhân, hoàn cảnh kinh tế, nguyện vọng của bệnh nhân…
Hi vọng những thông tin về phác đồ chữa ung thư phổi có thể giúp người bệnh điều chỉnh được cách sinh hoạt phù hợp và thực hiện các phương pháp điều trị chỉ định trong tâm thế an tâm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.