Những dấu hiệu ung thư máu điển hình cần biết

Ung thư máu là một trong số những bệnh lý ung thư phổ biến và có ảnh hưởng rất lớn tới tế bào máu và tủy xương. Vậy những dấu hiệu ung thư máu thế nào để nhận biết được từ sớm, bạn hãy tham khảo một số thông tin trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu ung thư máu điển hình cần biết

1. Bệnh ung thư máu và những thông tin sơ lược cần biết

1.1 Khái niệm bệnh ung thư máu

Ung thư máu là loại bệnh ảnh hưởng tới tế bào máu và tủy xương(cấu trúc mô xốp ở trong xương nơi mà các tế bào máu sản sinh và chuyển thành hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu).

Những tế bào máu này tham gia vào quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể, chống nhiễm trùng và cầm máu. Khi bị ung thư máu thì tế bào máu không phát triển và biệt hóa dẫn tới không hoạt động như bình thường.

Những dấu hiệu ung thư máu điển hình cần biết

Ung thư máu là loại bệnh ảnh hưởng tới tế bào máu và tủy xương

1.2 Phân loại bệnh ung thư máu qua dấu hiệu bệnh

Căn bệnh này có thể xảy ra với cả người lớn và trẻ em, trong đó có 3 loại chính như sau:

– Bệnh bạch cầu: Tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, tế bào bạch cầu chưa trưởng thành nhân lên số lượng lớn và hoạt động kém khiến mất cân bằng ở hệ miễn dịch. Đồng thời chúng nhân lên nhiều chiếm lấn các hồng cầu khiến bị thiếu hồng cầu.

– U lympho: Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp tới tế bào lympho(giúp bạch cầu chống nhiễm trùng) và lưu thông khắp cơ thể để thực hiện miễn dịch. Tế bào lympho tăng bất thường có thể tạo thành khối u khiến hệ miễn dịch yếu đi và ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác.

– Myeloma: Bệnh ảnh hưởng tới các tế bào plasma(loại bạch cầu tạo kháng thể), khi chúng tăng sinh bất thường có thể khiến các tế bào khỏe mạnh suy yếu và giảm khả năng tạo tế bào máu của tủy xương.

1.3 Nguyên nhân và nguy cơ dẫn tới ung thư máu

Ung thư máu là tình trạng đột biến từ DNA của tế bào máu và hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh như sau:

– Tuổi tác: Căn bệnh này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi tuy nhiên độ tuổi trung niên thường có nguy cơ bệnh cao hơn

– Giới tính: Bệnh hay gặp ở nam giới hơn so với nữ

– Chủng tộc: Liên quan đến gen và khả năng đột biến gen. Thường ở người da đen nguy cơ bệnh sẽ cao hơn so với người da trắng

– Tiền sử gia đình: Đột biến DNA có nguy cơ lây truyền sang thế hệ sau

– Tiếp xúc nhiều bức xạ và hóa chất: Một trong số những tác nhân gây tổn thương và dẫn tới đột biến gen mạnh

– Khói thuốc lá: Khói thuốc rất độc hại đối với cơ thể với nhiều tạp chất có thể gây ung thư

– Bệnh lý nền: Một số bệnh mạn tính có thể tăng nguy cơ ung thư máu: tiểu đường, xơ gan, viêm gan…

2. Các triệu chứng phát hiện sớm của bệnh ung thư máu

2.1 Dấu hiệu bệnh ung thư máu toàn thân

– Mệt mỏi: Cơ thể đuối sức, uể oải kéo dài khiến người bệnh khó có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường

– Sốt cao lâu ngày: Dấu hiệu của những bất thường ở hệ miễn dịch, đặc biệt là từ sự bất thường trong các tế bào bạch cầu

– Mồ hôi đổ về đêm: Cơ thể nhiều mồ hôi vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu hoặc thức giấc

– Chảy máu hay có những vết bầm tím trên cơ thể: Đột nhiên bị chảy máu hoặc có những vết bầm hoặc vết tụ máu dưới da mà không do va đập, cũng không biến mất sau 2 tuần.

– Sút cân nhanh: Tế bào ung thư cần sử dụng nhiều dưỡng chất và năng lượng khiến cơ thể dễ bị những yếu tố bên ngoài tác động gây viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Đặt vòng tránh thai bị trễ kinh có làm sao không?

Những dấu hiệu ung thư máu điển hình cần biết

Dấu hiệu bệnh ung thư máu có thể là sút cân nhanh và bất thường

2.2 Dấu hiệu bệnh ung thư máu chuyên biệt

Ngoài những dấu hiệu trên, dấu hiệu ung thư máu còn có những dấu hiệu chuyên biệt của từng loại bệnh bệnh như sau:

– Sưng hạch hạch huyết, gan và lá lách bị to: Đây là dấu hiệu phổ biến ở các bệnh bạch cầu hoặc lympho do sự tăng của số lượng tế bào ung thư khiến cho hạch bạch huyết bị tắc nghẽn.

– Đau xương: Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh bạch cầu hoặc Myeloma với cơn đau từ nhẹ đến nặng(lưng, đùi và cánh tay, đốm mềm trên xương).

3. Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư máu

Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư máu được cải thiện trong những năm gần đây, đặc biệt là với bệnh bạch cầu.

Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với bệnh nhân u lympho là 73-87%. Bệnh đa u tủy là bệnh nguy hiểm tuy có thể điều trị nhưng tỷ lệ sống chỉ khoảng 52%.

Tiên lượng sống có thể thay đổi theo thời gian và tỷ lệ sống sót vẫn có thể cải thiện nếu người bệnh đáp ứng tốt điều trị. Do vậy, bạn cần giữ tâm lý lạc quan, tích cực để cải thiện thời gian sống.

Đối với câu hỏi, bệnh ung thư máu có nguy hiểm không, người bệnh cần biết rằng bất kì bệnh lý ung thư nào đều nguy hiểm và có thể có những biến chứng nguy hiểm. Đối với ung thư máu, những biến chứng có thể kể đến như sau:

– Gãy xương nếu ung thư xâm lấn tủy xương

– Tăng calci huyết bởi sự phân hủy xương

– Suy thận bởi thiếu máu và lưu lượng máu kém

– Tổn thương đến thận do lượng bạch cầu quá lớn

– Nhiễm trùng bởi hệ miễn dịch kém

– Thiếu máu bởi gia tăng số lượng bạch cầu

– Xuất huyết, chảy máu cam thậm chí là xuất huyết nội sọ khi số lượng tiểu cầu giảm.

4. Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh ung thư máu

Có thể chẩn đoán bệnh ung thư máu qua thăm khám hoặc thông qua những dấu hiệu lâm sàng ban đầu. Tuy nhiên để có kết quả xác định nguyên nhân chính xác thì bạn cần:

– Khám lâm sàng các triệu chứng với bác sĩ

– Xét nghiệm máu

Những dấu hiệu ung thư máu điển hình cần biết

>>>>>Xem thêm: Kinh nguyệt rối loạn sau sinh có đáng lo ngại?

Xét nghiệm máu là cách để phát hiện sớm bệnh ung thư máu

– Chẩn đoán hình ảnh

– Sinh thiết tủy xương

– Phết tế bào máu.

Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý bạn cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh nếu thấy những dấu hiệu nguy hiểm sau: sút cân nhiều, có những vết bầm tím trên da nhiều tuần, sốt kéo dài, viêm nhiễm kéo dài không điều trị dứt điểm…

Bên cạnh đó, những phương pháp điều trị bệnh ung thư máu trong điều trị bệnh là:

– Hóa trị

– Xạ trị

– Ghép tế bào gốc

– Liệu pháp CAR-T cell

– Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư máu.

Trên đây là thông tin về bệnh ung thư máu và những dấu hiệu ung thư máu điển hình bạn cần biết để điều trị bệnh hiệu quả, cải thiện sức khỏe và tiên lượng sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *