Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp trong số các bệnh lý thoái hóa xương. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và suy giảm chất lượng công việc, cuộc sống. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì để khắc phục kịp thời.
Bạn đang đọc: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì và các lưu ý
1. Dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm cần biết
Trước khi tìm hiểu thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì thì chúng ta cần biết các dấu hiệu của bệnh, cụ thể như sau:
1.1. Đau
Tại những vị trí bị thoát vị, người bệnh sẽ gặp cơn đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội và lan dần đến các khu vực lân cận. Cơn đau tăng dần khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột, làm việc nặng hoặc tập luyện thể thao quá sức.
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi
1.2. Tê bì cơ quan chi phối bởi dây thần kinh đang bị chèn ép
Thoát vị thường xảy ra ở vị trí thăt lưng và đĩa đệm cổ. Khi nhân nhầy thoát ra vị trí ban đầu sẽ chèn ép lên dây thần kinh. Người bệnh có triệu chứng tê bì, châm chích ở khu vực dây thần kinh này chịu trách nhiệm chi phối.
1.3. Mất ngủ
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ vì:
– Gây mất ngủ
– Ngủ không sâu
– Tỉnh giấc và khó ngủ lại
Do đó, người bệnh thường mất tập trung, khó chịu, dễ cáu gắt.
1.4. Rối loạn tiểu tiện
Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện kèm theo cơn đau tức bụng dưới, buồn nôn.
1.5. Yếu và teo cơ
Những trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng yếu cơ. Tình trạng này kéo dài khiến các cơ bị teo, nguy cơ bại liệt toàn thân cao.
1.6. Mệt mỏi
Các cơn đau kéo dài kèm mất ngủ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, yếu sức, ngại vận động vì sợ đau.
2. Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì để nhanh cải thiện?
2.1. Bị đau thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì? – Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là một trong những loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng khá phổ biến. Nhóm thuốc này được chỉ định cho tình trạng đau từ nhẹ đến trung bình. Đối với các trường hợp có dấu hiệu viêm sẽ không được chỉ định sử dụng vì loại thuốc này không có công dụng chống viêm.
2.2. Người bị thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì? – Thuốc chống viêm không chứa steroid
Bác sĩ cũng có thể chỉ định NSAID để điều trị bệnh lý này. Thuốc được sử dụng cho những cơn đau không thuyên giảm bằng các loại thuốc giảm đau thông thường. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm ở vùng đĩa đệm. Cũng như các loại thuốc điều trị khác, bệnh nhân không nên dùng quá liều vì các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện như:
– Viêm loét dạ dày
– Xuất huyết dạ dày
– Suy giảm thị lực
2.3. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể được chỉ định thuốc giảm đau gây nghiện
Bác sĩ có thể kê loại thuốc này cho người bị đau từ trung bình đến nặng. Loại thuốc này có thể được dùng kết hợp cùng với thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, do đặc tính gây nghiện nên thuốc chỉ được chỉ định uống trong thời gian ngắn, trong trường hợp các loại thuốc khác không có tác dụng giảm đau.
Tìm hiểu thêm: Gãy xương bánh chè bao lâu hồi phục có thể đi lại được?
Các loại thuốc điều trị bệnh cần được bác sĩ kê đơn, liều lượng cũng như thời gian uống để đảm bảo an toàn
2.4. Thuốc giảm đau thần kinh chữa
Thuốc này được sử dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm đè lên dây thần kinh tọa. Loại thuốc giảm đau thần kinh này sẽ giúp hạn chế cơn đau ở dây thần kinh.
2.5. Thuốc giãn cơ
Với công dụng giảm co cơ, loại thuốc điều trị này có thể làm giảm sự đau nhức khó chịu cho người bệnh. Thuốc giãn cơ thường được kê đơn khi đĩa đệm thoát vị và gây biến chứng co thắt cơ
3. Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác cần biết
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị sau:
3.1. Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi có thể làm giảm sưng tây và giúp tổn thương nhanh lành hơn. Trong thời gian đau nghiêm trọng, người bệnh nên:
– Nghỉ ngơi trên giường, tránh đi lại từ 1-2 ngày
– Tránh tập thể dục hoặc thực hiện các động tác cần cúi người, mang vác
– Sau 1-2 ngày nên đi lại nhẹ nhàng để tránh co cứng khớp
3.2. Vật lý trị liệu
Một số bài tập vận động sẽ giúp cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Chương trình vật lý trị liệu cho bệnh lý có thể bao gồm:
– Các bài tập kéo căng để giúp cơ linh hoạt
– Các bài tập thể dục giúp giảm đau cổ, lưng
Luyện tập giúp tình trạng bệnh cải thiện đồng thời khiến người bệnh thoải mái, tâm trạng tích cực hơn.
3.3. Tiêm thuốc Steroid
Trong trường hợp các biện pháp nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau và vật lý trị liệu không đem đến kết quả, bác sĩ sẽ cân nhắc tiêm Steroid. Đây còn gọi là phương pháp tiêm ngoài màng cứng và áp dụng cho người bệnh bị đau từ trung bình đến nặng. Thuốc Steroid có công dụng giảm sưng, giảm đau, giúp người bệnh đi lại dễ dàng.
Tiêm ngoài màng cứng cần được bác sĩ có chuyên môn thực hiện, đảm bảo các nguyên tắc trong vệ sinh và quy trình tiêm. Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện tiêm.
>>>>>Xem thêm: 6 thói quen “xấu” làm gia tăng bệnh cơ xương khớp
Cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị hiệu quả
4. Chuyên gia lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị thoát vị đĩa đệm
Để quá trình điều trị đạt kết quả khả quan, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên lưu ý:
– Chỉ sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng.
– Hỏi kỹ thông tin về các tác dụng phụ có thể gặp phải trong thời gian uống thuốc.
– Thông báo với bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường xuất hiện và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
– Lên lịch tái khám để theo dõi hiệu quả của thuốc điều trị.
– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các nhóm chất tốt cho xương.
– Tập thể dục đều đặn phù hợp với thể chất và tình trạng sức khỏe. Nếu cơn đau dữ dội thì bạn nên nghỉ ngơi từ 1-2 ngày, hạn chế bê vác cũng như thay đổi tư thế đột ngột.
Thoát vị địa đệm là bệnh lý cần được điều trị sớm, đúng cách.. Do đó, người bệnh nên đến chuyên khoa Cơ xương khớp để được tư vấn điều trị cũng như cách sinh hoạt an toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.