Cần chú ý những hướng dẫn cấp cứu hóc dị vật dưới đây để trang bị cho mình phương pháp ứng phó phù hợp trước những tình huống rất dễ xảy ra trong cuộc sống thường nhật này. Bên cạnh đó, cần chủ động nâng cao hiểu biết về hóc dị vật để phòng tránh phù hợp, đúng cách.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn thực hiện cấp cứu hóc dị vật
Hóc dị vật là một trong những tình huống cấp cứu cơ bản và thường thấy trong cấp cứu tai mũi họng.Theo các bác sĩ TCI, hóc dị vật cần được xử lý nhanh chóng, chính xác nhằm giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ ngưng thở. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp thường xử lý hóc dị vật sai cách hoặc muộn màng, phải đối diện với nhiều biến chứng sức khỏe, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, dù rất phổ biến và dễ bắt gặp, nhưng không thể không đề phòng trước vấn đề này.
1. Nhận biết hóc dị vật để nhanh chóng xử lý đúng cách.
Hóc dị vật không khó nhận biết với những dấu hiệu đặc trưng như:
Ở người lớn: tình trạng nghẹn, nuốt khó, đau họng, ho dữ dội.
Ở trẻ: cơn ho sặc sụa, có thể vã mồ hôi, thở gắng sức dù đang bú, đang ăn hoặc đang chơi khỏe mạnh. Nhiều trẻ hốt hoảng, mặt đỏ hoặc tím tái. Một số biểu hiện khác có thể xuất hiện ở trẻ như: chảy nước dãi, nước dãi có màu đỏ do chảy máu khu vực họng, buồn nôn, nôn khan, ứ nghẹn,…
Trong nhiều tình huống nguy kịch, hóc dị vật có thể trở thành dị vật đường thở, chèn ép hoặc làm tắc nghẽn đường thở, khiến bệnh nhân hô hấp nặng nề, thậm chí là nghẹt thở, ngưng thở. Nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ dễ đến nguy hiểm đến tính mạng.
Cần lưu ý cách sơ cứu hóc dị vật để xử trí đúng cách, đúng lúc
2. Sơ cứu nhanh trong tình huống hóc dị vật
2.1. Vỗ lưng ấn ngực sơ cứu với trẻ dưới 1 tuổi
Đối với trẻ nhỏ khi bị hóc dị vật đang trong cơn nguy kịch, bên cạnh việc gọi cấp cứu gấp, người bên cạnh trẻ cần thực hiện sơ cứu theo các bước sau:
Bước 1: Người sơ cứu để trẻ nằm sấp lên cánh tay của mình với tư thế đầu thấp hơn chân. Người sơ cứu lưu ý dùng bàn tay đỡ đầu và cổ bé, đảm bảo mũi miệng trẻ không bị che lấp để bé không đau và thở bình thường. Đồng thời, cần giữ nghiên phù hợp để không làm tuột hay rơi trẻ xuống đất.
Người sơ cứu cũng có thể khuỵu chân và đặt trẻ nằm úp lên đùi mình với tư thế đầu thấp hơn chân ở mức vừa phải để thực hiện thao tác này.
Bước 2: Xác định vùng lưng giữa hai xương bả vai của trẻ và dùng gót bàn tay vỗ 5 lần vào khu vực này. Hành động này nhằm tăng áp lực trong lồng ngực trẻ nhằm đẩy dị vật ra ngoài.
Bước 3: Sau khi vỗ lưng, hãy lật người trẻ lại để xem trẻ đã thở bình thường hay chưa.
Bước 4: Sau khi kiểm tra, nếu trẻ vẫn chưa thở bình thường, người sơ cứu hãy đặt trẻ nằm ngửa lên tay với tư thế đầu thấp hơn chân để thực hiện việc ấn ngực sơ cứu.
Bước 5: Dùng hai ngón tay của tay còn lại (ngón trỏ và ngón giữa) ấn 5 lần vào khu vực bụng ngay dưới xương ức của trẻ.
Bước 6: Nếu sau khi thực hiện ấn ngực mà trẻ vẫn chưa thở thông thường, hãy thực hiện luân phiên việc vỗ lưng, ấn ngực cho đến khi cấp cứu đến hoặc dị vật rơi ra ngoài.
2.2. Thủ thuật Heimlich chữa hóc cho người trên 2 tuổi
Thủ thuật Heimlich thực hiện việc tác động lực lên vùng thượng vị lực vừa đủ với người bị hóc nhằm đẩy dị vật ra ngoài, có thể thực hiện cho cả người đang trong trạng thái bất tỉnh và người còn tỉnh táo.
Tìm hiểu thêm: Cắt Amidan có tốt không? Tiêu chí chọn cơ sở cắt Amidan là gì?
Thủ thuật Heimlich cho trẻ em và người lớn bị hóc
2.2.1. Nếu người hóc dị vật còn tỉnh
Bước 1: Người hỗ trợ đứng sau lưng người bị hóc, vòng tay qua thắt lưng ôm bụng người bị hóc.
Bước 2: Người sơ cứu nắm một bàn tay thành nắm đấm và đặt ở vùng thượng vị của người bị hóc (vùng trên rốn, dưới xương ức), trong khi đó, tay còn lại ôm lấy tay nắm chặt này.
Bước 3: Dùng lực giật mạnh tay để tác động lực ấn vào thượng vị người bị hóc theo hướng từ trước ra sau và hướng lên trên.
Bước 4: Kiểm tra tình trạng của người bị hóc, có thể thực hiện lặp lại thao tác này cho đến khi dị vật ra khỏi đường thở hoặc người bị hóc cảm giác dễ chịu hơn.
2.2.2. Với trường hợp người bị hóc nguy kịch, hôn mê
Sau khi gọi cấp cứu, cần tiến hành sơ cứu hóc dị vật cho người đang hôn mê như sau:
Bước 1: Đặt người bị hóc và hôn mê ở tư thế nằm ngửa. Nếu người bị hóc có tình trạng ngừng thở, hãy dùng phương pháp hà hơi thổi ngạt với nạn nhân.
Bước 2: Người sơ cứu quỳ nửa ngồi ở tư thế dạng chân, hai đầu gối cạnh đùi người bị hóc.
Bước 3: Đặt gót bàn tay lên vùng thượng vị người bị hóc, tay còn lại chồng lên tay này và ấn 5 lần dứt khoát mạnh mẽ vào bụng người bị hóc theo hướng từ dưới lên.
Bước 4: Kiểm tra tình trạng người bị hóc và nếu người bị hóc chưa tỉnh thì tiếp tục thực hiện sơ cứu này cho đến khi đội ngũ cấp cứu đến hỗ trợ.
2.3. Lưu ý khi sơ cứu người bị hóc dị vật
– Nếu người bệnh hồng hào hoặc đã ho thành tiếng được, thì cần ngừng can thiệp và đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để hỗ trợ
– Trong tình huống sơ cứu và người bị hóc tỉnh táo lại, vẫn cần phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra dị vật sót lại và gắp dị vật đúng cách.
>>>>>Xem thêm: U nang hố lưỡi thanh nhiệt tái phát vì trào ngược dạ dày
Thăm khám bác sĩ tai mũi họng để loại bỏ dị vật gây hóc nhanh chóng, triệt để
– Không dùng tay mò tìm vật hóc trong cổ họng cũng như cố lấy dị vật khi không xác định được vị trí dị vật.
– Không dùng các mẹo như uống nhiều nước, ăn nhiều đồ ăn để đẩy dị vật xuống vì điều này có thể làm dị vật di chuyển đến các vị trí nguy hiểm hơn, hoặc nguy cơ trở thành dị vật đường tiêu hóa.
Cần lưu ý rằng, bất kỳ ai cũng có thể bị hóc dị vật. Vì thế, cần chủ động phòng tránh những tình huống này bằng cách cẩn trọng trong ăn uống, bỏ thói quen ngậm đồ và coi sóc trẻ trong nhà cẩn trọng. Bên cạnh đó, cần cấp cứu hóc dị vật đúng cách trước những tình huống nguy hiểm, đồng thời, không được chủ quan không đến các bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra lại, xử lý biến chứng và gắp dị vật đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.