Những điều cần biết về gai xương khớp vai

Gai xương khớp vai là một tổn thương ở khớp vai, gây đau nhức, giảm khả năng vận động ở vùng vai và cánh tay. Sau đây hãy cùng tìm hiểu gai xương ở khớp vai là gì, những hậu quả của bệnh và cách chẩn đoán, điều trị căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về gai xương khớp vai

1. Gai xương khớp vai là gì?

Gai xương (tên tiếng Anh: bone spurs hoặc osteophytes) là những cấu trúc xương cứng, nhẵn, thường hình thành ở đầu xương có khớp bị thương tổn. Cụ thể, khi lớp sụn khớp bị bào mòn, các đầu xương sẽ lộ ra, cọ xát vào nhau dẫn đến mất xương. Lúc này, cơ thể tự chữa lành bằng cách hình thành những đoạn xương mới tại đây, tạo nên các gai xương.

Gai xương có thể hình thành ở nhiều bộ phận trên cơ thể như cột sống, cổ, vai, háng, đầu gối, gót chân, cổ tay… Tình trạng xuất hiện các gai xương ở khớp vai được gọi là gai xương khớp vai.

Những điều cần biết về gai xương khớp vai

Gai xương vai là những cấu trúc xương cứng, nhẵn, hình thành ở đầu xương vai có khớp bị thương tổn.

2. Nguyên nhân gây gai khớp vai

Tình trạng hình thành gai xương do tổn thương khớp vai này thường có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề:

– Thoái hoá khớp vai

– Viêm khớp vai

– Các chấn thương ở vai

Một số yếu tố cũng thúc đẩy quá trình hình thành gai xương ở khớp vai gồm:

– Tuổi tác: Sự lão hóa theo thời gian khiến sức khỏe xương khớp suy yếu dần và dễ bị tổn thương kèm gai. Đặc biệt, sau tuổi 50, khớp vai thường bị bào mòn nghiêm trọng do phải hoạt động nhiều trong thời gian dài.

– Dị tật bẩm sinh: Nhiều trường hợp vị trí xương không phù hợp với tính chất cơ thể theo sinh lý tự nhiên. Điều này làm tăng nguy cơ trật khớp vai, từ đó góp phần dẫn đến gai ở khớp vai.

– Giới tính: Tình trạng gai khớp vai thường diễn ra ở phụ nữ hơn so với đàn ông.

– Béo phì: Tuy không phải chống đỡ trọng lượng cơ thể nhưng phần vai vẫn có thể bị ảnh hưởng và tác động bởi tình trạng thừa cân. Cụ thể béo phì, thừa cân tạo điều kiện cho các phản ứng viêm toàn thân xảy ra, góp phần gây ra quá trình gai khớp vai.

– Di truyền: Khớp vai bị gai xương cũng có yếu tố di truyền. Theo các nghiên cứu, nếu gia đình có người thân, nhất là mẹ gặp phải bệnh này thì khả năng con mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.

3. Gai xương tổn tại ở khớp vai có nguy hiểm không?

Hầu hết trường hợp, các gai xương có kích thước nhỏ sẽ không gây vấn đề quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu kích thước lớn, các gai này có thể cọ xát vào các xương khác. Đặc biệt khi vận động hoặc có sự chèn ép rễ thần kinh và tủy sống gần đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng:

3.1 Đau vai là triệu chứng thường gặp ở người bị gai xương khớp vai

Những cơn đau vai diễn ra ở sâu bên trong, biên độ chuyển động bình thường dù bạn có di chuyển hay ngồi yên. Nhiều trường hợp đó có thể là tình trạng đau theo cơn, âm ỉ về đêm, gây rối loạn giấc ngủ.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân đau mỏi cơ bắp hỗ trợ điều trị sớm

Những điều cần biết về gai xương khớp vai

Sự tồn tại của các gai xương có thể gây đau nhức vai, cứng khớp, sưng tấy, làm ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.

3.2 Cứng khớp vai

Cứng khớp là một dấu hiệu khác của gai khớp vai, thường kèm theo giảm biên độ vận động. Lúc này, ngay cả khi có người hỗ trợ, bệnh nhân cũng rất khó để xoay cánh tay. Việc này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo…

3.3 Tiếng lạo xạo khi cử động vai cảnh báo bệnh gai xương khớp vai

Khi bệnh nhân xoay vai có thể nghe thấy tiếng lạo xạo, lục cục đặc trưng do các đầu xương ma sát với nhau.

3.4 Sưng tấy đỏ bên khung vai

Quá trình ma sát giữa các đầu xương khớp vai có thể gây ra phản ứng viêm và ảnh hưởng đến những mô mềm xung quanh, khiến chúng sưng lên. Tuy nhiên, tình trạng sưng viêm ở vai không quá rõ ràng như viêm ở đầu gối hoặc bàn tay.

Nếu các gai xương quá lớn có thể dẫn đến tình trạng chèn ép gân và dây chằng, gây viêm gân hoặc thậm chí là rách cơ chóp xoay vai. Người bệnh có thể bị hạn chế vận động, thậm chí tàn phế nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

4. Chẩn đoán gai xương khớp vai

Trước tiên, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng của bệnh nhân, bệnh sử của người bệnh, quan sát và sờ các phần vai. Sau đó bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như:

– Chụp X-quang giúp kiểm tra cơ bản cấu trúc xương

– Chụp CT giúp kiểm tra các chi tiết ở xương và nhiều mô khác mà phim X-quang không tái hiện rõ

– Chụp MRI kiểm tra tình trạng lớp sụn và dây chằng

Những điều cần biết về gai xương khớp vai

>>>>>Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Chụp X-quang giúp phát hiện sớm các gai xương ở khớp vai và chẩn đoán mức độ bệnh, từ đó các bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp.

5. Các phương pháp điều trị bệnh gai xương khớp

Hầu hết các bệnh nhân có gai khớp vai ở mức độ nhẹ, trung bình có thể kiểm soát tốt các triệu chứng đau viêm mà không cần phẫu thuật. Các biện pháp điều trị bảo tồn cho bệnh nhân có gai xương ở khớp vai gồm:

– Sử dụng thuốc giảm đau: Điển hình là paracetamol (trường hợp đau ít, nhẹ, không quá nghiêm trọng), ibuprofen, naproxen…(nếu có tình trạng viêm).

Tuy nhiên các thuốc này cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày, thận và tim mạch nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Tiêm khớp: Tiêm steroid vào khớp có thể được chỉ định khi thuốc giảm đau không có tác dụng.

– Vật lý trị liệu: Phương pháp này có thể không trị khỏi gai xương khớp nhưng có thể giúp thư giãn cơ, khớp, tăng cường sức mạnh, cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Cần lập kế hoạch tập luyện riêng cho từng người bệnh tùy theo tình trạng và vị trí hình thành mấu xương thừa.

Bên cạnh việc luyện tập, người bệnh cũng nên chú trọng vấn đề nghỉ ngơi giúp cơ thể có thời gian hồi phục. Bởi vận động quá nhiều sẽ khiến vùng khớp có gai xương trở nên đau nhức hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh gai xương khớp vai cùng cách nhận diện, chẩn đoán và điều trị bệnh. Mỗi người cần chủ động thăm khám định kỳ phát hiện sớm tình trạng gai xương vai. Khi có các triệu chứng đau, khó chịu ở vai, cần đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp để thực hiện các chẩn đoán phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *