Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 2 tuổi. Tai nạn này là do bé bị vật lạ rơi vào đường thở gây nên tình trạng hẹp hay tắc nghẽn đường thở. Trường hợp này, trẻ cần được người lớn hỗ trợ xử lý kịp thời để tránh những hậu quả nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý phụ huynh cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở đúng cách, đảm bảo an toàn.
Bạn đang đọc: Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đơn giản, đảm bảo an toàn
1. Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới trẻ bị hóc dị vật
Thói quen ngậm thức ăn, đồ chơi dẫn đến trẻ bị hóc dị vật
Trẻ bị hóc dị vật đường thở có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến khiến bé hóc dị vật có thể kể tới như:
– Bé đang ăn thì bị sặc thức ăn dẫn tới bị hóc dị vật;
– Bé bị sặc do đờm dãi hay khi đang uống nước dẫn tới hóc dị vật;
– Bé có thói quen ngậm đồ ăn, đồ chơi trong miệng và dẫn tới hóc dị vật đường thở;
– Bé có thói quen uống nước suối, nước không đảm bảo vệ sinh nên bị các động vật nhỏ như con tắc te, con tấc… xâm nhập và kí sinh tại đường thở.
Hiện nay, hóc dị vật đường thở là một tai nạn dễ gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách, trẻ hóc dị vật có thể gặp phải nhiều biến chứng hay di chứng nặng nề về sau. Thậm chí, trẻ nhỏ có thể còn bị tử vong chỉ vì hóc dị vật.
2. Những dị vật đường thở thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em Việt Nam bị hóc dị vật đường thở nhiều nhất là từ thức ăn, sau đó là các mảnh đồ chơi. Trong đó, trẻ miền Bắc hay bị hóc dị vật có nguồn gốc từ thực vật (các loại hạt), còn trẻ miền Nam lại thường hóc dị vật có nguồn gốc từ động vật (hóc xương).
Ngoài ra, trẻ nhỏ có có thể bị hóc một số loại dị vật đặc biệt sau:
– Dị vật sống: Đây là một loài đỉa/vắt có thể sống hàng tháng, thậm chí hàng năm tại đường thở trên và dưới của người. Chúng còn được gọi là dị vật đường thở di động.
– Dị vật nhựa: Là các dị vật có chất liệu từ nhựa. Thực tế, không ít học sinh đã bị đuôi bút bị rơi vào đường thở.
– Thuốc: Đây cũng là dị vật đường thở trẻ có thể gặp nếu như gặp tai nạn khi uống thuốc. Trường hợp này, viên thuốc chữa bệnh vô tình trở thành dị vật gây cản đường thở của bé. Nếu không được sơ cứu kịp thời, trẻ có thể bị tử vong ngay lập tức.
3. Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đơn giản, an toàn
Trẻ hóc dị vật xuất hiện triệu chứng tím tái, khó thở, thậm chí không thể khóc được là tình trạng rất nguy hiểm. Với trường hợp này, bố mẹ hay người chăm sóc cần nhanh chóng gọi cấp cứu, hô hoán tìm thêm người hỗ trợ và lập tức tiến hành sơ cứu tại chỗ cho bé.
3.1. Sơ cứu cho trẻ dưới 2 tuổi
Hình minh họa cách sơ cứu cho trẻ dưới 2 tuổi
Đối với bé dưới 2 tuổi, bố mẹ có thể sơ cứu trẻ bị hóc dị vật bằng thao tác ấn vỗ lưng, ấn ngực như sau:
– Đặt trẻ nằm sấp lên cánh tay trái, để đầu bé cúi thấp rồi dùng bàn tay trái giữ chặt đầu và cổ của bé. Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa tay trái để đẩy nhẹ cằm của trẻ lên trên, để cho cổ ưỡn, tránh gập đường thở.
– Sử dụng gót bàn tay phải vỗ mạnh vào lưng ở khoảng giữa hai bả vai của bé, thực hiện 5 lần.
– Tiếp theo, hãy lật trẻ sang tay phải. Nếu trẻ vẫn khó thở hoặc có biểu hiện tím tái, hãy sử dụng hai ngón tay trái để thực hiện 5 lần thao tác ấn ở vùng 1/2 dưới xương ức.
– Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra khỏi đường thở của trẻ, hãy lật trẻ lại nằm sấp và tiếp tục vỗ lưng. Thực hiện lần lượt vỗ lưng và ấn ngực cho đến khi dị vật rơi ra khỏi đường thở hoặc trẻ bắt đầu khóc.
Lưu ý rằng, người tiến hành sơ cứu cho trẻ cần có sức khỏe tốt để giữ chắc trẻ trên cánh tay của mình khi sơ cứu. Và trong quá trình sơ cứu, người sơ cứu cần bình tĩnh, kiên nhẫn hỗ trợ trẻ trong lúc chờ xe cứu thương tới.
3.2. Sơ cứu cho trẻ trên 2 tuổi
Tìm hiểu thêm: Viêm đa xoang mạn tính là gì, nhận biết và điều trị đúng cách
Hình minh họa cách sơ cứu cho trẻ trên 2 tuổi
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên bị hóc dị vật, bố mẹ có thể áp dụng sơ cứu theo thủ thuật Heimlich. Đây là biện pháp khoa học, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đối với bé hóc dị vật còn tỉnh táo, bố mẹ tiến hành sơ cứu như sau:
– Người sơ cứu đứng hoặc quỳ phía sau rồi vòng 2 tay qua người trẻ;
– Người sơ cứu nắm 1 bàn tay lại rồi đặt dưới mũi ức của trẻ;
– Người sơ cứu đặt bàn tay kia ôm lấy nắm đấm;
– Người sơ cứu tiến hành ấn mạnh bụng trẻ theo hướng từ trước ra sau và từ trên xuống dưới, thực hiện liên tiếp 5 lần;
– Người sơ cứu hãy kiểm tra trong miệng bé có dị vật hay không. Nếu thấy thì hãy lấy ra khỏi miệng bé. Trường hợp dị vật vẫn còn tắc nghẽn thì bố mẹ tiếp tục lặp lại thao tác ấn bụng bé như trên.
Đối với trường hợp trẻ hóc dị vậy bị hôn mê, bất tỉnh, bố mẹ tiến hành sơ cứu như sau:
– Cho bé nằm ngửa xuống nơi bằng phẳng;
– Người sơ cứu quỳ gối, tự hai chân vào hai bên đùi của bé, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm ấm rồi ấn vào dưới xương ức của trẻ, ấn mạnh từ dưới lên trên khoảng 5 cái liên tiếp;
– Người sơ cứu kiểm tra đường thở của bé xem có dị vật bắn ra không. Nếu dị vật vẫn còn mắc trong đường thở của bé thì người sơ cứu tiếp tục lặp lại các bước trên đến khi dị vật văng ra hoặc khi cấp cứu tới.
>>>>>Xem thêm: Thủng màng nhĩ có chảy máu nhiều không và khắc phục ra sao?
Sau sơ cứu, nếu trẻ vẫn chưa hết hóc hay còn khó chịu, phụ huynh nên cho con đi khám
Sơ cứu cho trẻ hóc dị vật tại chỗ, tức thời trước khi cấp cứu tới là điều vô cùng cần thiết. Cách này sẽ giúp làm giảm những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với các bé bị hóc dị vật như: xẹp phổi, tràn khí màng phổi, sọ hẹp thanh quản, tắc thở và nguy hiểm nhất là tử vong.
Nhấn mạnh rằng, ngay khi phát hiện trẻ hóc dị vật, bố mẹ hãy gọi ngay cấp cứu rồi mới tiến hành cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật. Bố mẹ có thể gọi ngay Hotline cấp cứu 0901 793 122 để được Hệ thống Y tế TCI hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.