Ung thư bị chướng bụng và những điều cần biết

Ung thư bị chướng bụng là tình trạng không hiếm gặp và là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư gan, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày…

Bạn đang đọc: Ung thư bị chướng bụng và những điều cần biết

Cảm giác chướng bụng xuất hiện khi lượng khí ở đường tiêu hóa tăng làm cho bụng khó chịu kéo dài khiến tiêu hóa của người bệnh kém và cũng báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm.

1. Chướng bụng cảnh báo nhiều bệnh ung thư nguy hiểm

1.1 Bị chướng bụng là biểu hiện của ung thư buồng trứng

Bệnh ung thư buồng trứng khi di căn đến gan hoặc ảnh hưởng tới hạch bạch huyết có thể dẫn tới tắc nghẽn làm người bệnh chướng bụng. Tình trạng này có thể xảy ra đối với nhiều bệnh nhân nhưng không có nghĩa là bệnh nhân nào cũng gặp phải.

Một số thực phẩm có hơi như đậu, bắp cải, bông cải, đồ uống có ga.. hay do thói quen ăn uống quá nhanh hoặc không sung nạp thực phẩm chứa lactose hoặc gluten có thể dẫn tới chướng bụng. Ngoài ra bệnh viêm loét đại tràng cũng có thể dẫn tới tình trạng này.

Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra dai dẳng và không điều trị dứt điểm được có thể bạn đang mắc phải bệnh ung thư buồng trứng. Chướng bụng có thể là tình trạng sưng phù, cảm giác đầy và căng phồng ở bụng nhưng cân nặng vẫn giảm đột ngột.

Ung thư bị chướng bụng và những điều cần biết

Chướng bụng là biểu hiện của nhiều bệnh ung hư nguy hiểm

Điều này xuất phát từ nguyên nhân tích tụ chất lỏng trong bụng hay còn gọi là cổ trướng. Cổ trướng xuất hiện khi tế bào ung thư xâm lấn đến phúc mạc khiến bụng bị sưng. Nếu khối u xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong bụng hay trong vùng chậu thì đều có thể là biểu hiện của sưng tấy.

Khối u ung thư cũng có thể gây viêm, tắc ruột khiến người bệnh đau, chướng bụng và khó tiêu…

2. Bị chướng bụng là dấu hiệu ung thư gan

Tình trạng chướng bụng có thể xuất hiện khi xuất hiện nhiều khí đường tiêu hóa. Ung thư bị chướng bụng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư gan.

Thông thường bạn có thể cảm nhận được khối u vùng hạ sườn phải kết hợp với chướng bụng nếu bị ung thư gan, đặc biệt khi ở những giai đoạn cuối của bệnh.

Bởi ung thư có thể khiến huyết áp trong tĩnh mạch cửa ở gan tăng lên khiến chất lỏng tích tụ bên trong ổ bụng gây chướng bụng. Tình trạng này có thể âm ỉ hoặc kéo dài trên hai tuần với tình trạng nặng nề ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đặc biệt về vấn đề ăn uống.

3. Chướng bụng cảnh báo những bệnh ung thư nguy hiểm khác

Ngoài hai loại ung thư trên, chướng bụng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư nguy hiểm khác:

– Ung thư di căn phúc mạc: Khi tế bào ung thư di căn thì màng lót trong bụng hoặc các cơ quan bên trong có thể gây kích ứng khiến tạo ra nhiều dịch.

– Tắc nghẽn hệ thống hạch bạch huyết: Ung thư có thể cản trở hệ thống hạch bạch huyết và một phần hệ thống miễn dịch có thể di chuyển chất lỏng trở lại máu không thể thoát ra và trở thành dịch tụ ổ bụng.

– Ung thư dạ dày: Căn bệnh này rất nguy hiểm bởi thường không có triệu chứng cảnh báo bệnh sớm. Những dấu hiệu thường rõ ràng khi khối u đã xâm lấn. Đối với căn bệnh này, người bệnh có thể ăn rất ít hoặc nhanh no nhưng lại thường xuyên ợ nóng, nôn, chướng bụng mạn tính…

– Ung thư đại trực tràng: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm có thể là dấu hiệu tiêu hóa kém, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài ra phân đen, đại tiện ra máu… Và đặc biệt, người bệnh có thể chướng bụng kéo dài không rõ nguyên nhân.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Khi nào cần cấy implant cho răng?

Ung thư bị chướng bụng và những điều cần biết

Ung thư tiêu hóa có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị chướng bụng

2. Một số biện pháp chữa giảm chướng bụng

2.1 Biện pháp giảm chướng bụng tạm thời

Nếu cơ thể bị chướng bụng thường xuyên thì bạn cần đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh từ sớm qua đó phát hiện bất thường và chữa bệnh kịp thời. Bên cạnh đó có một số biện pháp điều trị chướng bụng giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn.

– Dùng gừng tươi: Gừng là một loại gia vị phổ biến trong các món ăn ở của người Việt và cũng là liều thuốc hữu hiệu dành cho người chướng bụng. Cách điều trị như sau, bạn lấy gừng cạo sạch vỏ và rửa sạch rồi cắt lát rồi cho vào nước ấm. Nước gừng uống khi bị chướng bụng sẽ thấy dễ chịu hơn sau khi sử dụng.

– Dùng chanh: Lấy quả chanh cắt đôi rồi vắt nước sau đó thêm 1 chút gừng thái nhỏ, một thìa mật ong và thêm nước nóng vào rồi khuấy đều lên. Khaausy lên có thể giúp người bệnh nhanh chóng đỡ chướng bụng và khó chịu.

– Massage bụng: Đây là cách hữu hiệu để giảm đau và giảm chướng bụng cho bệnh ung thư tiêu hóa. Bạn hãy xoa bụng nhẹ nhàng ở vùng bị chướng bụng và giữ ấm cơ thể, sau một lúc cảm giác chướng bụng sẽ đỡ hơn.

Ung thư bị chướng bụng và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Mẹo cải thiện giấc ngủ cho bà bầu 7 tuần mất ngủ

Massage bụng nhẹ nhàng để giảm tình trạng chướng bụng

2.2 Điều trị ung thư gan giảm chướng bụng

Cách hiệu quả nhất để loại bỏ triệu chứng bệnh ung thư là phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh. Tất cả những triệu chứng bất thường của cơ thể, trong đó có chướng bụng nếu kéo dài trên 2 tuần mà không rõ nguyên nhân là tình trạng mạn tính và rất có thể là bệnh ung thư.

Bạn cần chú ý hơn nếu cơ thể có nhiều hơn 1 triệu chứng lạ hoặc đột ngột chướng bụng trong thời gian dài mà không phải do tiêu hóa. Thậm chí điều trị với thuốc thông thường không khỏi mà tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hiện nay có rất nhiều cơ sở uy tín trong khám và chữa bệnh ung thư, bạn hãy đến để gặp bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị bệnh. Đồng thời nếu nghi ngờ ung thư bạn có thể được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn bệnh.

Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay bao gồm: hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, điều trị đích, phẫu thuật…

Trên đây là những thông tin quan trọng về ung thư bị chướng bụng mà nhiều người quan tâm. Bất kì tình trạng bất thường hay khó chịu kéo dài nào của cơ thể đều cần theo dõi kĩ và có biện pháp ngăn ngừa và điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *