Tiên lượng bệnh ung thư phổi theo từng giai đoạn

Khi được chẩn đoán bệnh ung thư phổi, nhiều người thường sẽ lo lắng, bế tắc và băn khoăn với nhiều câu hỏi. Trong đó, tiên lượng bệnh ung thư phổi và việc điều trị bệnh sao cho hiệu quả là điều nhiều bệnh nhân ung thư phổi nói riêng và bệnh nhân ung thư nói chung thắc mắc. Vậy bài viết dưới đây sẽ trả lời hai câu hỏi quan trọng trên và cung cấp những thông tin thiết thực về bệnh ung thư phổi cho người bệnh.

Bạn đang đọc: Tiên lượng bệnh ung thư phổi theo từng giai đoạn

1. Khái niệm bệnh ung thư phổi là gì?

Bệnh ung thư phổi là tình trạng các tế bào ung thư khởi phát từ phổi và chủ yếu từ bề mặt trong của các tế bào lót phế quản, tiểu phế quản tận hay phế nang.

Ung thư phổi được phân chia thành: ung thư phổi tế bào nhỏ với khoảng 10-15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 85-90% bệnh ung thư phổi.

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ được chia thành 3 phân nhóm bao gồm:

– Ung thư biểu mô tuyến: tỷ lệ khoảng 40% các loại ung thư phổi và thường xuất phát từ tế bào tuyến tiết nhầy ở lót mặt trong các ống dẫn khí.

Tiên lượng bệnh ung thư phổi theo từng giai đoạn

Ung thư phổi và phân chia tỷ lệ bệnh

– Ung thư biểu mô tế bào vẩy: chiếm tỷ lệ khoảng 25 – 30 % xuất phát từ các tế bào biểu mô lót mặt trong các ống dẫn khí và hay gặp ở những người thường xuyên hút thuốc lá.

– Ung thư biểu mô tế bào lớn: với tỷ lệ khoảng 10 – 15%.

Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ sẽ chiếm khoảng 10-20% ung thư phổi tuy nhiên bệnh rất nguy hiểm và độ ác tính lớn. Ung thư dạng này thường phát triển nhanh và di căn nhanh đến các bộ phận khác.

Bênh nhân được chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ thường được điều trị với mục đích nâng cao chất lượng sống và kéo dài tiên lượng bệnh.

2. Phác đồ chữa bệnh ung thư phổi cụ thể theo giai đoạn

Tùy theo giai đoạn ung thư phổi mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ bệnh theo các giai đoạn như sau:

– Giai đoạn sớm: Khối u lúc này còn khu trú ở phổi và chưa di căn xa, chưa di cặn hệ thống hạch nên có thể điều trị khỏi với phẫu thuật, nẹo vét hạch hệ thống và hóa trị bổ trợ.

– Giai đoạn tiến xa tại chỗ: Điều trị đa mô thức khối u hoặc loại bỏ hoàn toàn khối u trong một số trường hợp. Phương pháp thường được dùng là hóa trị kết hợp xạ trị hoặc phẫu thuật kết hợp hóa trị.

– Giai đoạn muộn(giai đoạn di căn): Ung thư lúc này đã di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, các biện pháp nhằm nỗ lực chậm khối u phát triển từ đó giảm triệu chứng. Giai đoạn này chủ yếu điều trị hỗ trợ và chăm sóc giảm nhẹ bệnh. Các phương pháp thường dùng là: hóa trị, xạ trị, điều trị đích, chăm sóc giảm nhẹ, điều trị miễn dịch…

Các phương pháp điều trị sẽ được đánh giá theo: giai đoạn bệnh, mô bệnh học, đột biến gen, dấu ấn ung thư, tình trạng sức khỏe người bệnh, nguyện vọng của người bệnh và người thân…

3. Các phương pháp chữa bệnh ung thư phổi hiệu quả

3.1 Phẫu thuật sớm tăng tiên lượng bệnh ung thư phổi

Được chỉ định thường ở giai đoạn đầu: Giai đoạn I, II. PT nội soi hoặc mổ mở. Bác sĩ có thể cắt bỏ 1 bên phổi kết hợp nạo vét hạch hệ thống để loại bỏ hoàn toàn khối u.

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị hữu hiệu cho ung thư phổi ở giai đoạn đầu, giúp tiên lượng sống ung thư phổi được cải thiện rõ rệt. Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất và ngăn ngừa tái phát, đa số bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị kết hợp với các phương pháp điều trị khác như hóa trị, liệu pháp điều trị đích…

3.1 Xạ trị giúp cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư phổi

Thường được áp dụng thay thế cho phẫu thuật và kết hợp với hóa trị đồng thời để có được hiệu quả cao nhất.

Xạ trị đa số áp dụng trong ung thư phổi tại chỗ hoặc kiểm soát những triệu chứng bệnh. Những phương pháp xạ trị thường được áp dụng cho ung thư phổi bao gồm: xạ trị lập thể định vị toàn thân, xạ trị điều biến liều, xạ trị điều biến thể tích…

3.2 Hóa trị

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc gây độc ung thư và tác động đến quá trình phát triển của bệnh ung thư. Phương pháp này thường được chỉ định trước phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật. Hoặc có thể kết hợp với xạ trị để kéo dài sự sống và giảm triệu chứng.

Tùy vào thể trạng người bệnh, sức khỏe nền và thể mô bệnh học mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ hóa trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Mách bạn: Thực hiện 7 cách này để phòng ngừa ung thư

Tiên lượng bệnh ung thư phổi theo từng giai đoạn

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc gây độc ung thư và tác động đến quá trình phát triển của bệnh ung thư

3.3 Liệu pháp điều trị đích và chống tăng sinh mạch

Liệu pháp điều trị đích thường áp dụng cho các bệnh nhân ở giai đoạn bệnh di căn khi các phương pháp khác không còn được chỉ định. Thuốc điều trị đích sẽ làm hạn chế khối u tăng trưởng và lây lan đến các cơ quan khác.

Liệu pháp nhắm trúng đích được chia ra hai nhóm là kháng thể đơn dòng và thuốc phân tử nhỏ. Thuốc này ngăn chặn các gen và protein chuyên biệt có trong tế bào ung thư bị đột biến gen và mang phân tử bất thường hay không.

3.4 Liệu pháp miễn dịch

Phương pháp này giúp tăng khả năng chiến đấu và loại bỏ tế bào ung thư qua hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

4. Tiên lượng của bệnh ung thư phổi qua từng giai đoạn

Để xác định chính xác thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi thường tùy theo nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh được phát hiện, thể trạng của người bệnh, các bệnh lý kèm theo, tâm lý của người bệnh…

Tiên lượng bệnh ung thư phổi theo từng giai đoạn

>>>>>Xem thêm: Chửa ngoài dạ con có giữ được không?

Bác sĩ có thể xác định tiên lượng của bệnh thông qua nhiều yếu tố

Y học phát triển hiện đại với nhiều phương pháp điều trị mới cũng góp phần thay đổi tiên lượng bệnh và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân nên người bệnh cần lạc quan để chiến thắng bệnh tật.

Đồng thời, đa số hiện nay các bác sĩ sẽ hạn chế trả lời thời gian cụ thể cho bệnh nhân ung thư phổi nên điều bệnh nhân cần làm là nên tập trung chăm sóc cơ thể, xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh để cơ thể có sức khỏe chống lại ung thư.

Trong nhiều thập kỉ qua, ung thư phổi luôn là một trong những bệnh lý với có tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu. Tại Việt Nam, bệnh thường được phát hiện muộn nên tiên lượng bệnh ung thư phổi không cao. Do đó, người bệnh nên chủ động theo dõi bất thường của cơ thể và thăm khám sàng lọc sớm để có thể nắm bắt cơ hội điều trị tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *