Chăm sóc người bệnh ung thư gan tốt không chỉ giúp cho người bệnh có được một tâm lý tốt, sức khỏe đáp ứng điều trị mà còn giúp bệnh nhân củng cố được niềm tin trong điều trị để có được kết quả tốt nhất.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn chăm sóc người bệnh ung thư gan
1. Hướng dẫn chăm sóc cho người bệnh ung thư gan nói chung
1.1 Chăm sóc cho người bệnh ung thư gan hàng ngày
– Do sức khỏe kém nên bệnh nhân ung thư gan thường có xu hướng nằm nhiều hơn. Do đó người nhà có thể hỗ trợ mát xa hoặc giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm để tránh bệnh nhân nằm một vị trí quá lâu trở nên khó chịu. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân có thể nằm với đệm nước.
– Vệ sinh hàng ngày: Người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân những việc sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là việc nặng hay khi bệnh nhân đau đớn, cơ thể khó chịu, không nên để bệnh nhân làm việc quá sức.
Có thể cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư gan thông qua hỗ trợ chăm sóc
– Theo dõi tình trạng của bệnh nhân, hỗ trợ hút dịch hô hấp để cung cấp ô xi cho bệnh nhân khi cần nếu như bệnh nhân có khó khăn trong việc điều chỉnh hơi thở.
– Sức khỏe của bệnh nhân ung thư gan có thể đột ngột và thay đổi khó lường nên cần bố trí người túc trực để hỗ trợ bệnh nhân. Đặc biệt ở giai đoạn cuối khi bệnh nhân kém tỉnh táo và có thể mê sảng thì người nhà nên hỗ trợ bệnh nhân khi cần gấp như khi đau đớn, thở gấp hay cần đi vệ sinh…
– Nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng nguy hiểm như: ảo giác, thèm ngủ, bất an… thì cần thông báo đến bác sĩ.
– Nên tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân bằng cách giữ sạch sẽ thân thể, vệ sinh phòng ốc gọn gàng kĩ càng và tạo không gian yên tĩnh, thoáng đãng cho bệnh nhân nghỉ ngơi.
– Động viên bệnh nhân, tránh để bệnh nhân căng thẳng, tiêu cực.
1.1 Chăm sóc cho người bệnh ung thư gan về ăn uống
– Bệnh nhân ung thư gan thường có chức năng hoạt động kém hơn tùy theo tình trạng bệnh, do đó việc chuyển hóa thực phẩm cũng khó khăn hơn do đó nên hạn chế lượng protein nạp vào cơ thể người bệnh.
– Ung thư gan khiến gan suy nhược dẫn tới giảm bài tiết dịch mật. Điều này làm tiêu hóa chất béo kém, do đó, bệnh nhân ung thư gan nên hạn chế đồ dầu mỡ, chất béo…
– Bệnh nhân nên có lượng đường trong thức ăn cao hơn để tăng nguồn năng lượng phục vụ cho quá trình trao đổi chất
– Đào thải gan kém nên bệnh nhân nên hạn chế ăn mặn, ăn nhiều muối và ăn nhạt hơn
– Nên chuyển thức ăn thành dạng lỏng hay nghiền nhỏ đồ ăn để tiêu hóa dễ hơn
– Bệnh nhân ung thư gan thường có khẩu vụ kém nên cần thay đổi thực đơn để phù hợp với khẩu vị của người bệnh và thay đổi da dạng
– Thức ăn nên thanh đạm, tăng rau củ quả và đồ ăn tươi giàu lượng vitamin…
Tìm hiểu thêm: Cẩn trọng trước quảng cáo: Niềng răng giá rẻ Hà Nội
Những thực phẩm bệnh nhân ung thư gan nên hạn chế tối đa
1.3 Chăm sóc cho người bệnh ung thư gan
Ung thư gan thường khiến tâm lý chung của đa số bệnh nhân tuyệt vọng và chán nản hoặc hoảng sợ, lo lắng. Tinh thần kém có thể khiến sức khỏe yếu đi hoặc hiệu quả điều trị kém.
Do đó, người thân nên động viên bệnh nhân để giải tỏa tâm lý căng thẳng đồng thời tâm sự để bệnh nhân vững tinh thần chiến đấu với bệnh tật.
Người nhà nên giữ tinh thần lạc quan để bệnh nhân an tâm điều trị nâng cao chất lượng sống hàng ngày.
1.4 Hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân ung thư gan
Khi khối u ung thư gan di căn có thể ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan trong cơ thể khiến bệnh nhân đau đớn.
Người nhà bệnh nhân nên nhắc nhở và nắm rõ thời gian uống thuốc đúng giờ và đúng theo liều lượng chỉ định để bệnh nhân giảm đau.
Nếu nhờn thuốc hay không phù hợp, người nhà cần theo dõi và báo lại cho bác sĩ điều trị. Liên tục theo dõi tình trạng và chăm sóc bệnh nhân ung thư gan là một trong những yếu tố quan trọng người nhà cần xử lý để tránh những sự cố có thể xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán nhiễm virus Epstein – Barr (EBV)-virus nụ hôn
Để giảm đau cho bệnh nhân hiệu quả cần tham khảo bác sĩ điều trị
2. Chăm sóc cho bệnh nhân khi ở viện
2.1 Sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật
Nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư gan cần phẫu thuật nên sẽ phải nằm phòng hồi sức trước khi được đưa về giường hậu phẫu. Lúc này, bệnh nhân và người thân cần chú trọng tới việc:
– Chăm sóc ống dẫn lưu, truyền dịch nuôi dưỡng:
Nhiều loại ống sẽ được dẫn lưu như nước hay dịch mật vào cơ thể người bệnh. Người nhà hãy theo dõi kĩ và báo cho nhân viên y tế nếu có bất thường.
Nhiều bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn trong ăn uống nên cần truyền dịch một vài ngày, sau đó hãy cho bệnh nhân ăn từ nước đến đồ ăn lỏng rồi mới đến đồ ăn đặc hơn.
– Giảm đau:
Nếu như cơ thể bệnh nhân quá đau đớn cần thông báo cho bác sĩ điều trị để được theo dõi và điều chỉnh lượng thuốc, không nên để bệnh nhân cố chịu đựng.
Kiểm soát cơn đau giúp người bệnh sớm hồi phục và dễ vận động hơn.
2.2 Sau khi bệnh nhân phẫu thuật về nhà
Để giúp bệnh nhân ung thư gan sau phẫu thuật nhanh phục hồi thì cần:
– Vận động cơ thể nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của chuyên gia để giảm tình trạng yếu sức và mệt mỏi.
– Tái khám định kỳ để theo dõi hiệu quả cuộc phẫu thuật và sức khỏe của bệnh nhân sau quá trình điều trị.
– Chăm sóc vết thương: Tránh động đến vết mổ và làm sạch vết thương theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu như vết mổ bị sưng, viêm, nhiễm trùng… cần lập tức thông báo cho cơ sở y tế để nhận được hỗ trợ.
– Ăn uống đầy đủ để duy trì đề kháng tốt cùng với sức khỏe tốt để nhanh hồi phục sau mổ.
Trên đây là những thông tin quan trọng về hướng dẫn người nhà chăm sóc bệnh nhân ung thư gan hiệu quả để bệnh nhân có sức khỏe, tinh thần tốt đáp ứng điều trị bệnh. Đồng thời, nắm được những kiến thức trên kĩ càng khiến người thân hiểu rõ cách chăm sóc đồng thời qua đó có thể hạn chế những sự cố, đồng hành cùng người thân hiệu quả trong giai đoạn điều trị bệnh khó khăn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.