Ăn cá bị hóc xương là tình huống mà nhiều người từng gặp phải. Thông thường, việc hóc xương cá không gây nguy hiểm gì cho người bị hóc. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp xương cá gây hóc có thể đem đến những ảnh hưởng và biến chứng nặng cho chúng ta. Trong đó, có những trường hợp liên quan đến tính mạng. Chính vì thế, cần cẩn trọng và có những hình thức phòng và xử trí phù hợp trước tình huống hóc xương cá.
Bạn đang đọc: Cẩn thận tình huống ăn cá bị hóc xương
1. Không ít những tai nạn và hậu quả từ tình trạng hóc xương cá
1.1. Tổng quan chung về tình trạng ăn cá bị hóc xương
Trong các bữa ăn thông thường, chúng ta thường chế biến cá nguyên con. Điều này có nghĩa, việc loại bỏ xương khỏi cá được thực hiện ngay trong khi ăn. Với thói quen của nhiều người, thì thông thường, trong quá trình nhai và nuốt, họ sẽ dùng lưỡi và răng để nhận biết và loại bỏ xương cá. Một số khác cẩn thận hơn bằng cách gắp xương cá ra trước khi cho vào miệng. Dù bằng cách nào thì việc xương cá còn lẫn trong thức ăn rất dễ xảy ra, vì xương cá khá bé và số lượng lại rất nhiều.
Tình trạng xương cá theo đường thức ăn xuống cổ, bị mắc lại tại vị trí nào đó tại hầu họng hoặc thanh quản, phế quản được gọi là hóc. Hóc xương cá dễ nhận biết với cảm giác vướng ở khu vực hóc, khó nuốt, đau và cảm giác muốn nôn, ói vì xương cá chặn ngang vị trí không khí và đồ ăn đi ngang qua. Một số tình huống hóc xương cá có thể kèm theo tình trạng ho nhiều, ho hoặc khạc ra máu, khó thở,…
Tình trạng hóc xương cá khá dễ nhận biết
1.2. Những hậu quả từ tình huống hóc vì ăn phải xương cá
Khi bị hóc xương, cảm giác đau khá rõ rệt. Trong tình huống xương cá dài và đâm vào hầu họng của nạn nhân, ngoài tình trạng chảy máu thì nhiễm trùng cũng là nguy cơ mà các bác sĩ cảnh báo. Trong trường hợp sau đó xương cá bị gãy và rơi khỏi vị trí hóc, thì vấn đề nhiễm trùng vùng họng bị đâm vẫn cần giải quyết. Đặc biệt, họng là nơi mà đồ ăn, thức uống và không khí đi qua, dễ tiếp xúc với vi khuẩn. Tình trạng trầy xước càng là điều kiện lý tưởng gây nên viêm nhiễm tại khu vực họng.
Hóc xương cá lâu ngày cũng khiến tình trạng viêm nhiễm, áp xe quanh khu vực bị hóc. Viêm họng, sưng họng, áp xe,… là những biến chứng dễ dàng xảy ra với người bị hóc xương cá lâu ngày. Ngoài ra, khi dị vật xương cá ở khu vực đường thở, cần cẩn trọng tình trạng giãn phế quản, viêm thanh quản, xẹp phổi, áp xe phổi,… nhiều nguy hiểm
Trong tình huống nguy hiểm, xương cá có thể rơi xuống thẳng vị trí đường thở và gây tình trạng bít tắc đường thở, khiến người bị nạn thở khó, thở dốc, thậm chí là tắc thở. Với những tình huống này, cần xử trí nhanh loại để đẩy dị vật đường thở ra ngoài để đảm bảo an toàn tính mạng cả người bệnh.
2. Xử trí trước tình trạng hóc xương cá
Khi bị hóc xương cá, cần bình tĩnh xem xét mức độ hóc xương cá như thế nào. Thông thường, với một số người, xương cá sau khi bị mắc hóc có thể sẽ gãy hoặc trôi xuôi xuống, không gây ảnh hưởng đến người bệnh. Những trường hợp xương cá mềm, nhỏ thường sẽ như vậy. Để kiểm tra liệu còn hóc xương cá hay không, hãy thử uống một vài ngụm nước nhỏ. Tình trạng đỡ đau hoặc không đau sau khi uống nước cho thấy người bị hóc không còn nguy cơ bị tình trạng này nữa, và có thể an tâm về tình hình của mình. Để an tâm, người bệnh nên chủ động đến các bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra cho phù hợp để giải quyết tình trạng nhiễm trùng nếu có.
Trong trường hợp xương cá không tự tiêu, người bệnh cần được thực hiện các cách để gắp xương cá ra sớm.
Tìm hiểu thêm: Cắt amidan hốc mủ và những điều cần biết
Trong trường hợp xương cá không tự tiêu, người bệnh cần được thực hiện các cách để gắp xương cá ra sớm.
2.1. Gắp xương cá trực tiếp khi soi kiểm tra họng
Cần một người hỗ trợ để thực hiện các thao tác này để lấy xương cá cho người bị hóc:
– Sử dụng đèn pin với độ sáng tốt, kích thước nhỏ và chiếu trực tiếp vào thành họng để kiểm tra họng của người bị hóc xương cá. Cũng nên sử dụng một thanh lưỡi để đè lưỡi trong trường hợp người bị hóc không biết cách đặt lưỡi xuống đáy họng dưới.
– Khi nhìn thấy xương cá mắc hóc ở trong cổ họng người bị hóc, hãy sử dụng kẹp y tế hoặc kẹp mỏ vịt để gắp xương cá ra ngoài. Chú ý thao tác nhẹ nhàng khi gắp xương cá để không xảy ra vấn đề xương cá làm xước các vùng lân cận hay gây viêm nhiễm cho các vị trí khác.
– Người bị hóc xương cá sau đó ngồi nghỉ một chút và thử uống nước để xem tình trạng nuốt vướng, đau họng của mình. Nếu những triệu chứng này giảm, người bị hóc có thể an tâm không còn xương hóc. Thế nhưng, để an toàn và phòng trừ viêm nhiễm, người bị hóc vẫn nên nhờ bác sĩ tai mũi họng kiểm tra xem còn dị vật xương còn sót lại không và xử lý viêm nhiễm.
– Trong tình huống người hỗ trợ không nhìn thấy xương hóc, lúc này, không nên cố gắp dị vật hay dùng tay móc dị vật. Lúc này, người bị hóc nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định dị vật xương cá ở đâu và lấy đúng cách.
2.2. Thực hiện nội soi lấy xương cá gây hóc
Tình huống xương cá đâm sâu vào trong hầu họng thì chúng ta không thể hỗ trợ bệnh nhân gắp xương ra. Khi này, người bị hóc nên đến các cơ sở ý khoa Tai Mũi Họng uy tín để được xác định đúng vị trí dị vật và dùng cách nội soi gắp xương cá khỏi hầu họng.
Trong quá trình xử lý hóc, các bác sĩ sẽ xem xét và xử lý các vấn đề hóc gây ra. Đồng thời, việc dặn người bệnh về việc phòng tránh viêm nhiễm sau khi xử lý dị vật là điều cần thiết cho bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Phân biệt bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Trong quá trình xử lý hóc, các bác sĩ sẽ xem xét và xử lý các vấn đề hóc gây ra
Như vậy, tình huống ăn cá bị hóc xương có thể gây nên một vài biến chứng nguy hiểm hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Điều cần thiết và đơn giản để tránh những nguy cơ này, là cần loại bỏ những thói quen xấu trong ăn uống dễ dẫn đến tình trạng hóc. Đồng thời, nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý tình trạng hóc xương cá nhanh gọn, đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.