Triệu chứng, tầm quan trọng phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu

Hầu hết mọi người không gặp các triệu chứng ung thư phổi sớm khi mắc bệnh nhưng có thể nhận thấy các triệu chứng khi bệnh tiến triển. Điều trị ung thư phổi sẽ hiệu quả hơn khi bệnh ở giai đoạn đầu. Cùng tìm hiểu các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu và cách phát hiện sớm ung thư phổi trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Triệu chứng, tầm quan trọng phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu

1. Giai đoạn đầu của ung thư phổi và cách điều trị

1.1 Ung thư phổi giai đoạn đầu tiến triển như thế nào?

Giai đoạn 1 được gọi là ung thư phổi giai đoạn đầu, các tế bào bất thường trong đường hô hấp của bạn đã biến chuyển thành ung thư. Khối u ác tính chỉ nằm ở trong phổi và chưa lan đến các hạch bạch huyết.

– Giai đoạn 1A: Khối u chỉ nằm bên trong phổi kích thước không quá 3cm.

– Giai đoạn 1B: Khối u có kích thước lớn hơn 3cm nhưng không quá 4cm. Ung thư có thể phát triển vào đường dẫn khí chính của phổi. Hoặc phát triển thành màng bao phủ phổi. Hoặc khiến phổi bị xẹp một phần hoặc toàn bộ do chặn đường thở hoặc gây viêm mô phổi.

Triệu chứng, tầm quan trọng phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu

Ung thư phổi giai đoạn đầu là thời điểm khối u có kích thước nhỏ, chưa lan ra các cơ quan khác, khả năng điều trị thành công cao hơn so với các giai đoạn sau

1.2 Điều trị ung thư phổi giai đoạn 1

Các lựa chọn điều trị cho bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 phụ thuộc vào vị trí khối u, sức khỏe chung, tuổi tác của người bệnh. Phẫu thuật là một phương pháp điều trị dành cho người bệnh ở giai đoạn này, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện:

– Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ 1 bên phổi chứa khối u.

– Cắt bỏ thùy phổi, loại bỏ thùy phổi chứa khối u

– Phẫu thuật cắt đoạn, cắt hình nêm, cắt hình ống tay áo là loại bỏ một phần nhỏ hơn của phổi.

Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể loại bỏ một số hạch bạch huyết trong phổi và khoảng trống giữa phổi để kiểm tra ung thư. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể trải qua hóa trị liệu để làm giảm nguy cơ ung thư phổi quay trở lại.

Nếu phẫu thuật không phải là một lựa chọn phù hợp cho người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng xạ trị.

2. Xác định các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai tại Việt Nam (Nguồn: Globocan 2020). Ở giai đoạn đầu ung thư phổi, người bệnh thường không được chẩn đoán xác định bệnh do các dấu hiệu hầu như ít điển hình, không gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe người bệnh.

Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư phổi không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi chúng lan rộng, nhưng một số người mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu vẫn có triệu chứng. Các triệu chứng này cũng sẽ xảy ra khác nhau ở mỗi người bệnh.

Triệu chứng, tầm quan trọng phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu

Phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn càng sớm, bệnh nhân càng có cơ hội sống cao, kết quả điều trị tích cực hơn

1.1 Các triệu chứng phổ biến ung thư phổi giai đoạn đầu

Một số triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu đáng chú ý có thể xảy ra ở người bệnh bao gồm:

– Khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày mà trước đây không gặp khó khăn.

– Ho dai dẳng, kéo dài không biến mất sau 2-3 tuần

– Ho ra máu hoặc ho có chất nhầy dính máu

Theo dõi tần suất và mức độ xuất hiện của các triệu chứng và thông báo chi tiết với bác sĩ để từ đó có kế hoạch điều trị hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Hàn răng thưa hết bao nhiêu tiền và những điều cần lưu ý

Triệu chứng, tầm quan trọng phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ khó nhận ra các triệu chứng điển hình, vậy nên cách tốt nhất là theo dõi những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp và đến cơ sở y tế uy tín thăm khám sớm.

1.2 Các triệu chứng khác của ung thư phổi giai đoạn đầu

– Mất cảm giác ngon miệng

– Sụt giảm cân nặng nhanh, cảm thấy mệt mỏi

– Đau vai, ngực, lưng

– Giọng khàn

– Thở khò khè

– Các vấn đề về phổi tái phát chẳng hạn như viêm phế quản, viêm phổi

Ngoài ra, cần lưu ý rằng nếu khối u đã lan ra ngoài phổi, các triệu chứng đầu tiên có thể không xuất phát từ ngực, chẳng hạn như: Đau lưng, đau xương, lú lẫn, khó nuốt, tổn thương thần kinh hoặc não gây ảnh hưởng đến việc nói chuyện, đi lại, vàng da, vàng mắt… Tuy nhiên tại thời điểm này ung thư phổi có thể đã tiến triển sang giai đoạn sau.

3. Tầm quan trọng của phát hiện sớm bệnh ung thư phổi

3.1 Lý do nên sàng lọc ung thư phổi

Ung thư phổi là một tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể khó nhận thấy dấu hiệu ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên thông qua những công cụ chẩn đoán, sàng lọc ung thư sớm hiện nay có thể giúp xác định bệnh sớm, điều trị hiệu quả hơn.

Theo số liệu thống kê của Chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng (SEER) của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, ung thư phổi giai đoạn 1 được coi là giai đoạn khu trú có tỷ lệ sống tương đối 5 năm là 63% (số liệu thống kê từ năm 2010 đến năm 2016 dành cho người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn khu trú). Ở các giai đoạn sau tỷ lệ sống giảm hơn rất nhiều chỉ còn khoảng 9% đến 37%.

Triệu chứng, tầm quan trọng phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu

>>>>>Xem thêm: Làm rõ nguyên nhân chậm kinh 1 tháng

Thu Cúc TCI là địa chỉ sàng lọc, tầm soát ung thư phổi được đông đảo bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn nhờ vào hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn.

3.2 Hướng dẫn sàng lọc ung thư phổi

Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ khuyến nghị sàng lọc hàng năm bằng cách chụp CT liều thấp cho những đối tượng có các tiêu chí:

– Ở độ tuổi từ 50 đến 80

– Có tiền sử hút thuốc lá ít nhất là 20 gói một năm

– Hiện đang hút, sử dụng thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm.

Cũng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư phổi, chiếm 80-90% số ca tử vong liên quan đến ung thư phổi. Các yếu tố nguy cơ khác gây ung thư phổi bao gồm:

– Hít phải khói thuốc lá

– Tiếp xúc với khí radon

– Làm việc trong môi trường hóa chất nguy hiểm: Amiang, asen, dầu diesel

– Sống tại khu vực có môi trường không khí ô nhiễm nặng

– Mắc các bệnh về phổi khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

– Có tiền sử gia đình, người thân mắc bệnh ung thư phổi.

Do đó, chủ động trong thăm khám sàng lọc ở những đối tượng có nguy cơ là rất quan trọng, đồng thời cũng cần chủ động trong việc phòng tránh giảm các yếu tố rủi ro để ngăn chặn khả năng mắc căn bệnh ác tính này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *