Lấy xương cá khi bị hóc sai cách có thể mang lại nhiều vấn đề phức tạp hơn những gì mà bạn tưởng, thậm chí là các vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe sau này và tính mạng bản thân. Chính vì thế, cần tránh những cách lấy xương cá sai lầm này và thực hiện việc chữa hóc xương cá hiệu quả khi không may gặp tình huống này.
Bạn đang đọc: Lấy xương cá khi bị hóc sai cách – Coi chừng những hệ lụy
1. Nhiều nguy hiểm từ việc chữa hóc xương cá sai cách
Hóc xương cá không phải là hiện tượng hiếm gặp trong đời sống. Đây cũng là một trong những cấp cứu cơ bản của các bệnh viện, chuyên khoa tai mũi họng. Tuy vậy, một thực trạng đáng báo động hiện nay là, những ca xử lý hóc xương cá hiện nay khá nhiều là việc xử lý xương cá kèm việc xử lý biến chứng do bệnh nhân lấy xương cá sai cách. Việc tự ý lấy xương cá khi bị hóc và thực hiện sai cách có thể là:
– Bệnh nhân dùng tay móc xương cá trong cổ họng, hoặc với trẻ nhỏ thì hành động móc xương cá này từ bố mẹ. Thực tế, không ít trường hợp xương cá vốn có thể xử lý nhẹ nhàng, dễ lấy, nhưng do người bệnh tự dùng tay móc xương cá nhưng không thành, khiến cho xương cá đâm sâu hơn, hoặc lấy được xương cá ra, nhưng lại làm tổn thương thực quản nghiêm trọng.
Việc dùng tay móc xương cá là cách làm sai mà nhiều người mắc phải khi chữa hóc xương cá
– Sử dụng các mẹo dân gian, nhất là việc cố gắng ăn thật nhiều các đồ ăn có tính dẻo nhằm nuốt xương cá xuống. Việc này không những khiến xương cá dễ đâm sâu hầu họng, nguy cơ nghẹn, nguy cơ khối xơ tắc tại ruột non, mà còn có thể khiến xương cá thành dị vật tiêu hóa, đâm vào các cơ quan tiêu hóa, gây hoại tử, viêm phúc mạc, chảy máu thành ruột,… Trong trường hợp này, nếu không phẫu thuật cấp cứu gấp, bệnh nhân rất dễ dẫn đến tử vong.
Xương cá cố nuốt cũng có thể trở thành dị vật đường thở, gây viêm nhiễm cùng nguy cơ bít tắc đường thở, nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
2. Hướng dẫn nguyên tắc trong điều trị hóc xương cá
2.1. Nhận biết tình huống hóc xương cá
Khi đang ăn cá, hoặc khi cho trẻ ăn với thức ăn có cá, cần hết sức chú ý và cảnh giá, vì dù đã chủ động nhặt xương cá, nhưng có rất nhiều xương dăm nhỏ không được kiểm soát tốt có thể trở thành dị vật gây hóc cho bệnh nhân.
Nhận biết hóc xương cá không quá khó bởi các triệu chứng bệnh khá điển hình. Đó là:
– Tình trạng đau họng bất thường khi ăn cá.
– Cảm giác nghẹn, nuốt không trôi, ở trẻ em thường có tình trạng nôn khan.
– Ho – phản ứng nhằm đẩy xương cá ra khỏi hầu họng
– Chảy nước miếng, hoặc nước miếng đầy miệng do việc điều tiết nước miếng giảm đau và hoạt động nuốt khó khăn của người bệnh.
Trong nhiều tình huống nguy kịch, xương cá gây hóc có thể khiến bệnh nhân ho sặc sụa, mặt đỏ gấc chuyển sang tím tái. Thậm chí, bệnh nhân có thể xảy ra tình trạng khó thở, mất ý thức, thậm chí là ngưng thở, cần được sơ cứu gấp để đảm bảo duy trì tính mạng.
Khi xương cá bị hóc lâu ngày, bệnh nhân có thể giảm bớt một số triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn đến một số hiện tượng như sốt, ho, viêm họng.
2.2. Xử lý hóc xương cá với bệnh nhân tỉnh táo
Với bệnh nhân hóc xương cá còn tình, không có những biểu hiện nguy kịch như mặt tím tái, khó thở, mất ý thức thì cần ngưng hành động nhai nuốt. Nếu có đủ điều kiện dụng cụ và nhân lực hỗ trợ tại chỗ, hãy nhờ người hỗ trợ soi họng để kiểm tra tình trạng xương, gắp xương cá ở khu vực họng miệng. Nếu buồn nôn, bệnh nhân có thể thử nôn để xương cá ra ngoài. Trong trường hợp xương cá không ra, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế và gặp các bác sĩ tai mũi họng để được gắp xương cá ra an toàn và đúng cách, đảm bảo không bị sót dị vật trong cổ họng.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật lệch vách ngăn mũi
Nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và lất xương hóc đúng cách
2.3. Xử lý hóc xương cá khi bệnh nhân nguy kịch
Trong trường hợp bệnh nhân nguy kịch (khó thở, ngất, mất ý thức), những người xung quanh cần gọi cấp cứu luôn, đồng thời thực hiện sơ cứu cho bệnh nhân. Hà hơi thổi ngạt là bước đầu tiên cần làm, đồng thời, cần kết hợp phương pháp ấn vùng thượng vị để đẩy dị vật ra khỏi vị trí làm bít tắc đường thở.
Lưu ý rằng, với những trường hợp gắp được xương cá ra ngoài hoặc bệnh nhân tỉnh sau khi cấp cứu xương cá, thì vấn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra đảm bảo không còn sót dị vật cũng như điều trị các vấn đề viêm nhiễm và biến chứng có thể xảy ra.
2.4. Việc cần tránh
– Tránh việc cố để ho, khạc quá nhiều do điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ phù thanh quản.
– Tránh để tình trạng xương hóc không được xử lý sớm hoặc ít nhất là trong ngày. Việc trì hoãn chữa hóc này có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng. thậm chí là hoại tử các mô, nhất là khi bị hóc bởi các loại xương sắc nhọn.
– Tránh dốc ngược trẻ em (Cầm chân, ôm chân dốc người trẻ) khi sơ cứu hóc
– Tránh tình trạng không đến các cơ sở y khoa tai mũi họng để kiểm tra tình trạng hóc và vấn đề hậu quả sau hóc.
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm thanh quản cấp cần hiểu biết những gì
Xương cá không được xử lý sớm có thể để lại nhiều hệ lụy
3. Lời khuyên
Có thể thấy, việc lấy xương cá khi bị hóc là điều quan trọng cần thực hiện sớm để tránh những nguy hiểm từ tình huống hóc có thể xảy ra. Việc thực hiện lấy xương sai cách có thể mang đến những vấn đề sức khỏe lâu dài, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, khi bị hóc xương cá cần bình tĩnh, tránh việc xử lý hóc theo theo những mẹo dân gian, cố đẩy xương xuống hoặc cố móc xương cá ra sai cách.
Tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y khoa tai mũi họng để được xử lý lấy xương cá bị hóc đúng cách. Việc thực hiện chữa hóc xương bởi các bác sĩ chuyên khoa là cách giúp chúng ta được kiểm tra và cảnh báo những nguy cơ viêm nhiễm hay biến chứng có thể để lại từ tai nạn này, từ đó có cách xử lý hợp lý, bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.