Trẻ mắc dị vật trong phế quản có nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Trẻ bị mắc dị vật trong phế quản nói riêng và trong đường hô hấp nói chung là trường hợp dễ gặp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ trẻ dưới 4 tuổi mắc dị vật đường hô hấp chiếm tới 75%. Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách, trẻ mắc dị vật trong đường hô hấp nói chung và trong bộ phận phế quản nói riêng có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết tới quý phụ huynh những nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi mắc dị vật tại phế quản.

Bạn đang đọc: Trẻ mắc dị vật trong phế quản có nguy cơ biến chứng nguy hiểm

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị dị vật trong phế quản

Trẻ mắc dị vật trong phế quản có nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Phế quản là một cơ quan trực thuộc hệ hô hấp của trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng ham chơi, nghịch ngợm, còn rất ngây ngô nên chưa thể kiểm soát được hành vi của mình. Chính điều này khiến bé dễ nảy sinh hành động tự nhét hay nuốt các dị vật vào trong cơ thể mình. Hoặc trường hợp khác, trẻ rất dễ bị bạn bè nhét dị vật vào miệng hay mũi khi cùng nhau chơi đùa.

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị mắc dị vật trong phế quản của mình:

– Bé có thói quen ngậm đồ trong miệng trong lúc đang chơi đùa, sau đó vô tình nuốt và để dị vật trôi vào bộ phận phế quản.

– Bé cười đùa hay khóc khi đang ăn cũng có thể khiến dị vật trôi vào phế quản của mình.

– Bé hít mạnh, hít sâu một cách đột ngột khi đang có vật trong miệng hoặc mũi cũng có thể gây ra tình trạng dị vật xâm nhập vào phế quản.

– Bé uống nước bị lẫn con tắc te, sinh vật này sẽ theo nước vào đường thở của bé để sống kí sinh và có nguy cơ xâm nhập trở thành dị vật tại phế quản của trẻ.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã mắc dị vật ở trong phế quản

Trẻ khi bị dị vật rơi vào đường hô hấp sẽ xảy ra hội chứng xâm nhập. Sau đó khi dị vật lọt xuống phế quản, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những phản ứng cụ thể. Đây cũng chính là dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết con có thể đã gặp phải bất thường về sức khỏe, rất cần được hỗ trợ kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Phòng khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng

Trẻ mắc dị vật trong phế quản có nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Trẻ khi bị dị vật rơi vào đường hô hấp sẽ xảy ra hội chứng xâm nhập.

Hội chứng xâm nhập khi dị vật vào trong đường thở của trẻ sẽ diễn ra như sau:

– Trẻ bắt đầu ho cả tràng dữ dội, kịch liệt để có thể văng, đẩy dị vật ra ngoài. Phản ứng này chính là cơ chế bảo vệ đường hô hấp của thanh quản nhằm đẩy dị vật ra bên ngoài.

– Trẻ có thể bị khó thở, thở rít, co kéo, mặt tím tái và vã mồ hôi.

– Trẻ nói với giọng khàn đi.

Trường hợp dị vật rơi vào phế quản của trẻ thì bé có thể xuất hiện những triệu chứng như ho dai dẳng, khó thở, hay khạc đờm và có thể xuất hiện những đợt sốt. Tuy nhiên, đây là những triệu chứng không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về phổi khác. Do đó, muốn xác định trẻ có phải đã bị dị vật tại phế quản không, bố mẹ cần cho trẻ tới cơ sở y tế uy tín khám và tiến hành các kiểm tra cần thiết.

3. Các cách giúp xác định trẻ có bị dị vật phế quản hay không

Trẻ mắc dị vật trong phế quản có nguy cơ biến chứng nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm xoang

Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường nên được đi khám bác sĩ

Trẻ bị dị vật tại phế quản rất khó có thể phát hiện chỉ qua quan sát. Do đó, khi con có biểu hiện bất thường nghi mắc dị vật, bố mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ.

Hiện nay, có 3 cách thường được áp dụng để xác định trẻ có bị dị vật tại phế quản hay không:

– Chụp X-quang ngực: Một số đồ vật, đồ chơi có thể thấy trong đường thở hoặc phế quản của trẻ thông qua việc thực hiện chụp X-quang truyền thống trên lồng ngực. Tuy nhiên, hầu hết thực phẩm và đồ chơi từ nhựa không xuất hiện trên hình ảnh X-quang.

– Chụp X-quang động học: Đây là một loại chụp X-quang được thực hiện trong quá trình trẻ hít vào và thở ra không khí trong phổi. Nếu không thể nhận biết dị vật bằng cách sử dụng chụp X-quang truyền thống, thì chụp X-quang động học có thể phát hiện được dị vật trong đường thở của trẻ.

– Nội soi phế quản: Khi có nghi ngờ về sự tồn tại của dị vật trong đường hô hấp mà kết quả khám lâm sàng và chụp X-quang lại chưa thể xác định được, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định cho nội soi phế quản. Thường thì cách này sẽ giúp xác định vị trí và loại bỏ dị vật một cách khá hiệu quả.

4. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bé mắc dị vật bên trong phế quản

Dị vật sẽ dễ bị mắc vào phế quản bên phải của trẻ. Lý do vì phế quản phải nằm ở vị trí chếch hơn và có khẩu độ to hơn phế quản trái. Dị vật khi lọt và phế quản của trẻ sẽ bị hút nước và trương to hơn so với kích thước ban đầu. Vậy nên niêm mạc phế quản của bé sẽ phản ứng sưng phù nề khiến cho dị vật bị kẹt lại, nằm cố định bám chắc vào phế quản.

Trường hợp trẻ bị mắc dị vật trong phế quản nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Trẻ bị viêm phế quản

– Trẻ xuất hiện các triệu chứng suy hô hấp. Biến chứng này xảy ra nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tình trạng ngừng tim gây tử vong ở trẻ.

Như vậy, trẻ bị mắc dị vật tại phế quản tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng, cần được xử lý kịp thời. Do đó, khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường nghi mắc dị vật tại phế quản, bố mẹ hãy đưa con tới cơ sở y tế uy tín như Thu Cúc TCI để kiểm tra.

5. Nâng cao biện pháp phòng tránh để ngăn nguy cơ mắc dị vật cho trẻ

Để bảo vệ trẻ khỏi những biến chứng nguy hiểm do mắc dị vật tại phế quản, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

– Loại bỏ hoàn toàn khỏi tầm tay của trẻ những đồ vật nhỏ có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là những đồ vật có hình dạng tròn và mặt trơn dễ bị nuốt vào đường hô hấp.

– Không ép trẻ phải ăn hoặc uống khi họ đang khóc, tránh đùa giỡn khi trẻ đang có thức ăn trong miệng.

– Khuyến khích trẻ xây dựng thói quen không đặt đồ chơi hoặc các vật thể vào miệng và ngậm chúng.

– Tránh cho trẻ ăn những thức ăn có nguy cơ gây tắc nghẽn họng, như hạt lạc, thạch, hay nhãn…

Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết những nguy hiểm trẻ có thể gặp phải nếu mắc dị vật trong phế quản không được xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *