Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và những thực phẩm cần tránh

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao sức khỏe. Đặc biệt với những người đang điều trị bệnh càng phải quan tâm đến dinh dưỡng. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, cùng tham khảo ở bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và những thực phẩm cần tránh

1. Giải đáp: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

1.1. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? – Nên ăn thực phẩm giàu canxi

Canxi là dưỡng chất quan trọng trong thực đơn hàng ngày. Đây là khoáng chất có vai trò to lớn trong quá trình hình thành và phát triển xương khớp. Đặc biệt với người bệnh thoát vị đĩa đệm, thực phẩm dồi dào canxi giúp cải thiện triệu chứng và nâng cao khả năng hồi phục.

Các loại thực phẩm giàu khoáng chất này bao gồm:

– Sữa, sản phẩm từ sữa

– Đậu

– Rau xanh

– Cam

– Cá hồi

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và những thực phẩm cần tránh

Thoát vị đĩa đệm cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi.

1.2. Vitamin K

Dưỡng chất này đảm nhận chức năng phân phối Canxi trong cơ thể. Người bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung vitamin K bằng cách bổ sung các thực phẩm sau:

– Bông cải xanh

– Lòng đỏ trứng

– Rau bina

– Dưa chuột

1.3. Vitamin B12

Vitamin B12 có vai trò quan trọng với quá trình hình thành tế bào xương, tế bào hồng cầu trong xương và tủy xương. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất này sẽ khiến bệnh trở nặng đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Để đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin B12, thực đơn ăn uống hàng ngày nên bổ sung: sữa, trứng, thịt.

1.4. Protein thực vật

Protein thực vật đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là protein động vật. Nguồn dinh dưỡng này rất tốt cho xương khớp, cột sống, hạn chế viêm nhiễm và ngăn chặn thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng. Người bệnh có thể bổ sung Protein thực vật bằng đậu Hà Lan, đậu lăng, các loại nấm, đậu phụ, …

1.5. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì – Nên ăn nhiều rau xanh

Các loại rau lá xanh đậm là nguồn canxi dồi dào, có lợi cho quá trình điều trị và hồi phục thoát vị đĩa đệm. Rau cải xoăn, cải xanh, cải xoong là những thực phẩm nên bổ sung để cải thiện sức khỏe xương, cột sống.

Bên cạnh đó, nhóm rau xanh này chứa hàm lượng vitamin K2 lớn, duy trì khoáng chất trong xương với cơ chế vận chuyển canxi từ mô đến xương. Hai dưỡng chất này kết hợp với nhau còn giúp củng cố xương trong cột sống và toàn bộ cơ thể. Vitamin K1 có trong một số loại rau còn có thể chuyển đổi thành vitamin K2 nhờ lợi khuẩn đường ruột.

Tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân gây đau khớp gối

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và những thực phẩm cần tránh

Rau xanh là thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

1.6. Cá hồi

Cá hồi giàu axit béo Omega-3, có thể làm giảm viêm, cung cấp khả năng tái tạo đĩa đệm và cải thiện triệu chứng đau lưng đáng kể.

Cụ thể, Axit alpha-linolenicđóng góp rất lớn cho sức khỏe cột sống. Thành phần này có thể tìm thấy trong dầu thực vật, các loại cá và hải sản. Không chỉ dồi dào axit béo có lợi, cá hồi còn giàu hàm lượng vitamin D, có thể hỗ trợ cải thiện, phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm.

1.7. Sữa và các sản phẩm làm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa hàm lượng Canxi lớn. Bên cạnh đó còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng, đóng vai trò lớn với sự phát triển của xương (bao gồm kích thước, khối lượng, chiều dài và sức mạnh). Người bệnh nên ưu tiên ăn sữa chua, phô mai vì chứa đến 42% Canxi cần thiết cho khẩu phần ăn mỗi ngày.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và những thực phẩm cần tránh

>>>>>Xem thêm: Chi phí phẫu thuật thay khớp gối bao nhiêu tiền?

Sữa và các thực phẩm từ sữa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xương.

1.8. Trái cây tươi

Trái cây tươi là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Các loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, trực tiếp tham gia vào quá trình hồi phục thương tổn. Ngoài ra vitamin C còn thúc đẩy sản xuất collagen cho đĩa đệm cột sống, tăng sức mạnh cho xương và hạn chế nhiễm trùng. Nhờ đó mà hệ thống miễn dịch dịch được củng cố, giảm triệu chứng đau nhức và nâng cao quá trình phục hồi cột sống.

1.9. Quả bơ

Bơ là thức quả có nguồn kali và chất béo lành mạnh dồi dào, giảm cholesterol hiệu quả và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bơ cũng chứa nhiều vitamin D, góp phần chữa lành vết thương, đem đến nhiều tác động tích cực với cột sống. Vậy nên người bệnh thoát vị đĩa đệm nên bổ sung thức quả này vào bữa ăn hàng ngày.

2. Những thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tránh

Bên cạnh những thực phẩm tốt, giúp hồi phục và cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm không tốt. Những thực phẩm này có thể kích hoạt phản ứng viêm, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn, cụ thể là:

2.1. Thực phẩm chứa đường tinh chế

Bánh kẹo, nước ngọt, bánh ngọt, … chứa nhiều đường tinh chế là thực phẩm đầu tiên trong danh sách thực phẩm người bệnh cần tránh. Khi nạp quá nhiều đường, tổn thương đĩa đệm dễ sưng viêm hơn, khiến cơn đau tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều đường khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng. Từ đó áp lực cho đĩa đệm cũng nhiều hơn, khiến bệnh trở nặng.

2.2. Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế, bánh mì trắng, pizza,… chứa hàm lượng tinh bột cao, gây ra biến chứng tăng insulin đột biến hoặc viêm cơ khớp. Do đó, người bệnh nên thay thế ngũ cốc tinh thế bằng ngũ cốc nguyên hạt hoặc thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt. Cụ thể là gạo lứt, bún lứt, các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, ….

2.3. Thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng protein dồi dào. Tuy nhiên người bị thoát vị đĩa đệm không nên ăn quá nhiều thịt đỏ mỗi ngày. Lý do là vì thực phẩm này chứa chất neu5gc, khi nạp vào cơ thể quá mức cho phép sẽ khiến phản ứng viêm nặng hơn.

2.4. Thực phẩm chế biến sẵn

Trong chế độ ăn, người bệnh nên chọn nhiều thực phẩm tự nhiên càng tốt. Thực phẩm sẵn chứa nhiều hóa chất, hương liệu không tốt cho sức khỏe. Ví dụ nên ăn hoa quả tươi thay cho hoa quả sấy, tự nấu ăn tại nhà thay vì gọi đồ ăn nhanh.

Trên đây là những thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn và không nên ăn. Lưu ý chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hồi phục bệnh. Người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để bác sĩ tư vấn thực đơn ăn uống, tập luyện cũng như phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *