Xử lý dị vật mũi hiện nay vẫn được thực hiện theo cảm tính và dẫn đến nhiều sai lầm trong việc điều trị. Bản thân bạn liệu đã biết cách xử trí thế nào trước tình trạng dị vật mũi? Hãy cùng TCI tìm hiểu về cách xử lý dị vật trong mũi ngay để trang bị cho mình thêm những thông tin cần thiết.
Bạn đang đọc: Thực hiện đúng cách xử lý dị vật mũi
1. Dị vật mũi và những vấn đề liên quan
Dị vật mũi ít bắt gặp hơn tình trạng dị vật họng, nhưng không phải vì thế mà vấn đề này hiếm gặp. Dị vật mũi được mô tả là tình trạng có vật lạ xuất hiện trong mũi. Có rất nhiều vật có thể trở thành dị vật mũi, trong đó phổ biến nhất là các đồ vật xung quanh cuộc sống sinh hoạt của chúng ta như các dạng đồ chơi trẻ em (viên bi, mảnh nhựa ghép hình,…), các vật dụng trong gia đình (như cúc áo, pin cúc, …), các vật dụng khác trong tai nạn dị vật mũi (như bông, khăn giấy,…), hay các vật dụng khác (như đầu đũa hoặc một phần vật dụng gia đình (như nam châm, hạt cườm, hạt trái cây,…)
Ngoài ra, trong tình huống hiếm, dị vật là côn trùng , động vật sống cũng có thể trở thành dị vật mũi với nhiều nguy hiểm cho bản thân. Trong tình huống dị vật mũi là động vật sống, cần bình tĩnh xử lý, tránh hoảng loạn để việc điều trị diễn tiến thuận lợi.
Hình ảnh thực tế dị vật trong mũi
1.1. Nguyên nhân hình thành dị vật mũi
Dị vật mũi có thể hình thành do những tình huống tai nạn đời thường như ho, sặc khiến thức ăn người lên mũi và hình thành dị vật, hoặc côn trùng, động vật chui vào mũi trong lúc đang ngủ hoặc đang bơi tắm ở ao hồ sông suối,… Việc phẫu thuật mũi để quên dị vật, nhét bông/giấy vào tai và không thể lấy ra cũng là những tình huống gây dị vật mũi.
Tuy nhiên, dị vật mũi dễ xảy ra nhất với đối tượng là trẻ em. Nguyên nhân là trẻ em thường có thói quen nhét đồ vật vào miệng, mũi (với các em bé sơ sinh), và cũng thường nghịch ngợm, chưa ý thức được vấn đề nên thích nhét các đồ vật vào mũi. Cũng vì thế mà thông thường, các ca cấp cứu dị vật mũi tại TCI thì bệnh nhân phần lớn là các em nhỏ.
1.2. Dấu hiệu để phát hiện tình tình trạng mũi có dị vật
Việc nhận biết dị vật mũi với chính bản thân mình thì không khó, nhưng với trẻ nhỏ thì đây có thể là một vấn đề không dễ. Với người lớn, chúng ta có thể dựa vào cảm giác cộm mũi mà xác định được dị vật. Tuy nhiên, trong một số tình huống, dị vật mũi không biểu hiện rõ rệt. Cha mẹ hãy quan sát trẻ thật kỹ để có thể nhận biết con có vấn đề dị vật mũi kịp thời để giải quyết nhanh chóng.
Cần nghi ngờ khi trẻ có dấu hiệu dụi mũi, ngứa mũi bất thường. Thông thường, dị vật trong mũi sẽ va chạm với niêm mạc và gây cảm giác khó chịu trong mũi. Vì thế, trẻ thường có biểu hiện ngứa mũi và dụi mũi, dù đôi khi triệu chứng này khá mờ nhạt.
Trong khi đó, biểu hiện chảy mũi sẽ rõ ràng hơn. Niêm mạc bị dị vật gây kích ứng sẽ tiết dịch nhầy. Điều này làm cho một bên mũi có dị vật có hiện tượng xuất tiết.
Trong trường hợp dị vật sắc nhọn đâm vào mũi sẽ gây tình trạng chảy máu mũi. Máu mũi đôi khi chảy ra với số lượng ít nên sẽ không nhìn thấy rõ ràng và chỉ đóng cục trong mũi.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể giúp nhận biết tình trạng dị vật mũi ở trẻ, đó là: hiện tượng hơi thở có mùi hôi do dị vật ở lâu trong cánh mũi. Mùi hôi cũng có thể hình thành do vấn đề viêm nhiễm trong mũi mà dị vật gây ra. Dị vật lớn che lỗ mũi cũng làm cho mũi có cảm giác khó thở, nhận biết mùi kém hơn. Một số trường hợp đặc biệt còn cần phải thở bằng miệng. Cha mẹ cũng nên chú ý những hiện tượng này để nghi ngờ tình trạng sức khỏe của con.
1.3. Xử lý dị vật mũi nhanh chóng, tránh biến chứng
Dị vật mũi để lâu có thể gây viêm nhiễm trong cánh mũi, có thể khiến mũi xoang nhiễm khuẩn, từ đó hình thành các bệnh như viêm mũi, viêm xoang với nhiều nguy cơ bệnh vùng hô hấp trên
Bên cạnh đó, tình trạng dị vật mũi có thể rơi xuống hầu họng và trở thành dị vật mũi họng và dị vật đường thở, có thể gây các vấn đề như giãn phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, xẹp phổi,… và nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở do bịt kín đường thở hoặc gây phù nề chèn ép đường thở khiến khó thở, thậm chí tắc thở, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì thế, nên sớm xử lý dị vật mũi để không phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm do vấn đề gây ra.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách giải quyết khi bị hóc xương cá
Thăm khám để xử lý dị vật trong mũi
2. Cách xử trí dị vật trong mũi phù hợp
2.1. Xử lý dị vật mới, nhỏ, không sâu, đơn giản
Dị vật mũi trong trường hợp nhỏ, không sâu trong mũi, mới thường được xử lý khá nhanh bằng cách xì mũi để dị vật ra ngoài. Lúc này, rất đơn giản, người bị dị vật mũi chỉ cần hít thật sâu bằng đường miệng, sau đó, xì mũi mạnh để dị vật bị đẩy ra ngoài. Để dễ dàng và tập trung lực vào cánh mũi bị dị vật, nên dùng 1 ngón trỏ ghì/bịt mũi còn lại, không cho không khí thoát qua đường mũi này.
2.2. Gắp dị vật mới, đơn giản
Thao tác này được thực hiện bởi bác sĩ Tai Mũi Họng với việc dùng móc kéo lấy dị vật từ sau ra trước.
2.3. Gắp dị vật cần gây tê
Việc gắp dị vật lúc này cần được kết hợp với việc gây tê và các thiết bị phù hợp để có thể lấy dị vật ra. Khi này, các bác sĩ cần cố định đầu bệnh nhân, sử dụng thiết bị hút sạch mủ, dịch mũi,… ở hốc mũi. Bác sĩ sẽ bấc mũi có thuốc co mạch, đồng thời nhỏ thuốc tê niêm mạc cho bệnh nhân nhằm gây tê tại chỗ. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng móc luồn ra sau dị vật rồi kéo dị vật ra ngoài.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Hóc xương cá để lâu có nguy hiểm không?
Dị vật sau khi được lôi ra khỏi mũi trẻ
Xử lý dị vật mũi sẽ kèm theo xử lý các vấn đề dị vật đã gây ra cũng như biến chứng mà dị vật để lại. Vì thế, vai trò của bác sĩ Tai Mũi Họng trong việc xử lý các dị vật mũi là rất quan trọng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.