Cách xử lý khi bị hóc dị vật đường thở đúng rất quan trọng, bởi đôi khi, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là mạng sống của người bị hóc. Chính vì thế, bản thân mỗi người chúng ta nên tự cập nhật cho mình những kiến thức này để đảm bảo những vấn đề sức khỏe thường nhật hợp lý, hiệu quả.
Bạn đang đọc: Cách xử lý khi bị hóc dị vật đường thở
1. Nhận biết hóc dị vật đường thở để xử trí đúng cách
Hóc dị vật đường thở là tình trạng xuất hiện dị vật ở khu vực thanh quản – phế quản. Có 2 tình huống hóc dị vật đường thở xảy ra, đó là: hóc dị vật đường thở không hoàn toàn và hóc dị vật đường thở hoàn toàn. Tùy theo tình trạng hóc dị vật mà người bệnh hoặc người xung quanh có cách xử lý phù hợp khác nhau.
Với trường hợp hóc dị vật đường thở không hoàn toàn, người bệnh có biểu hiện khó thở, thở bất thường, thường ho hoặc cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài đường thở. Trong khi đó, khi bị hóc dị vật đường thở hoàn toàn, người bệnh không thể ho, nói, thường có tình trạng khó thở, cố gắng thở, tay ôm cổ, mặt mày đỏ rồi tím tái vì thiếu khí. Có một số trường hợp ngất xỉu. Trong khi đó, có những tình huống người bị hóc ngưng thở và đối diện với nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu nhanh chóng, đúng cách.
Với các trường hợp hóc dị vật đường thở, người xung quanh nên gọi cấp cứu để đảm bảo tính mạng cho người bị hóc, đồng thời, nên tiến hành sơ cứu theo phương pháp phù hợp với từng độ tuổi của đối tượng hóc dị vật.
Dị vật đường thở có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm
2. Cách xử lý tình trạng khi trẻ dưới 2 tuổi bị hóc dị vật đường thở
Hình thức vỗ lưng ép ngực là cách sơ cứu dành cho trẻ dưới 2 tuổi bị hóc dị vật đường thở. Với trẻ có hình dáng nhỏ như thế này, người sơ cứu thực hiện bế trẻ lên tay để thực hiện thao tác dễ dàng.
Người sơ cứu đặt trẻ dọc theo cánh tay trái của mình với tư thế nằm sấp sao cho bàn tay người hỗ trợ đỡ đầu và cổ trẻ, khu vực đầu trẻ thấp hơn so với toàn bộ cơ thể. Khi này, người sơ cứu dùng gót tay phải vỗ lưng cho trẻ. Vị trí vỗ lưng là khu vực giữa hai xương bả vai sau lưng trẻ. Lưu ý thực hiện với lực vừa phải và quan sát tình hình của trẻ. Nếu thực hiện vỗ lưng khoảng 5 lần chưa khiến dị vật trong đường thở bé ra, hãy tiếp tục thực hiện thao tác ấn ngực cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Các loại bệnh viêm tai và đặc điểm cơ bản
Chữa hóc dị vật cho trẻ
Thực hiện ấn ngực cho trẻ bằng cách: Dùng tay phải đỡ lấy trẻ đang trên cánh tay trái theo tư thế lật ngược lại, để trẻ nằm ngửa trên tay phải người sơ cứu, tư thế cố ngửa đầu thấp. Sau đó, người sơ cứu dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của tay trái để ấn phần ngực giữa 2 xương ức của trẻ. Thực hiện thao tác này khoảng 5 lần và vẫn lưu ý kiểm tra tình trạng của trẻ. Khi dị vật chưa được tống ra ngoài, người sơ cứu nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực này cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài hoặc đến khi cấp cứu đến.
3. Cách xử lý cho người trên 2 tuổi khi bị hóc dị vật đường thở
Trong trường hợp người bị hóc dị vật đường thở từ 2 tuổi trở lên, có thể áp dụng nghiệm pháp Heimlich để sơ cứu cho người bệnh.
3.1. Sơ cứu với người hóc dị vật đường thở không hoàn toàn
Trong trường hợp người bị hóc dị vật đường thở không hoàn toàn, có thể thực hiện bằng cách: người cơ cứu đứng cùng hướng và đứng sau người bị hóc. Khi đó, người sơ cứu vòng tay theo thế ôm bụng người bị hóc, 1 bàn tay nắm chặt và tay còn lại ôm lấy tay đã nắm, để tay ở vị trí thượng vị (giữa rốn và xương ức của người bị hóc). Sau đó, người sơ cứu tác động lực kéo tay để đẩy nắm đấm lên thượng vị của người bị hóc theo hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên. Thực hiện động tác này tầm 10 lần nhịp nhàng trong lúc quan sát tình trạng của người bệnh hoặc đến khi xe cấp cứu đến nơi.
>>>>>Xem thêm: Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì để cải thiện bệnh hiệu quả
Chữa hóc dị vật đường thở bằng nghiệm pháp Heimlich
3.2. Sơ cứu với người hóc dị vật đường thở hoàn toàn
Tình trạng hóc dị vật đường thở hoàn toàn khiến người bị hóc không còn tỉnh táo. Do đó, khi thực hiện nghiệm pháp Heimlich với các bệnh nhân này, cần đặt bệnh nhân nằm và người sơ cứu ở tư thế ngồi trên, dạng hai chân cạnh đùi của bệnh nhân để thực hiện thao tác. Lúc này, người sơ cứu đặt gót bàn tay tại vùng thượng vị của người bệnh, tay còn lại chồng lên tay này và ấn mạnh, nhanh, theo hướng từ dưới lên trên vào bụng người bệnh. Thực hiện động tác này cho đến khi dị vật được tống khỏi đường thở hoặc đến khi xe cấp cứu đã gọi đến.
3.3. Tự tiến hành sơ cứu
Nếu bản thân người bị hóc dị vật vẫn còn ý thức và bên cạnh không có người để hỗ trợ, khi này, có thể Khi này, người bị hóc hãy nắm tay và đặt trên rốn, tay còn lại nắm lấy nắm đấm này. Hãy tìm một bề mặt cứng như ghế hay mặt quầy hàng. Sau đó, thúc nắm đấm theo hướng vào trong và lên trên để đẩy dị vật ra ngoài.
4. Những lưu ý khi xử lý hóc dị vật đường thở
Cần chú ý rằng, với trường hợp hóc, tuyệt đối không dùng tay cố móc họng để lấy dị vật. Việc dùng tay lấy dị vật trong khi chưa xác định được dị vật ở vị trí nào, kích thước, hình dạng ra sao có thể đẩy dị vật xuống các vị trí hiểm hóc, nghiêm trọng hoặc khó xử lý hơn.
Lưu ý rằng, trong trường hợp người bệnh hóc dị vật không thể thở được, cần tiến hành hô hấp nhân tạo kết hợp sơ cứu để đảm bảo hiệu quả và tính mạng cho người bệnh. Ngoài ra cũng cần chú ý rằng, thao tác sơ cứu này thường được thực hiện bởi bác sĩ. Bản thân chúng ta chưa hiểu rõ về các thao tác này, không nên tự ý hành động mà không đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Do đó, với các tình huống này, cần gọi cấp cứu hoặc nếu có thể, nên đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở Tai Mũi Họng uy tín để được hỗ trợ sớm và đúng cách cho người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.