Cao răng, một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong các phòng khám nha, có lẽ không còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cao răng là gì và cao răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng. Trong bài viết này, cùng Thu Cúc TCI khám phá những vấn đề về cao răng đó, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Cao răng là gì, giải đáp của chuyên gia
1. Cao răng là gì?
Cao răng là gì? Cao răng hay calculus, là một lớp vật chất cứng, tích tụ trên bề mặt răng. Quá trình hình thành cao răng diễn ra qua 3 bước như sau:
– Mảng bám: Các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn, kết hợp với protein trong nước bọt tạo thành mảng bám trên bề mặt răng.
– Khoáng hóa: Từ 48 giờ đến vài ngày, nếu mảng bám không được vệ sinh bằng bàn chải – kem đánh răng, chỉ nha khoa và nước súc miệng, các khoáng chất trong nước bọt sẽ bắt đầu khoáng hóa mảng bám.
– Cao răng: Sau khi đã khoáng hóa, mảng bám trở thành cao răng, bám chặt trên bề mặt răng, không thể vệ sinh bằng bàn chải – kem đánh răng, chỉ nha khoa và nước súc miệng được nữa.
Cao răng thường tích tụ ở những khu vực khó vệ sinh như kẽ răng và dưới viền nướu, nơi bàn chải khó tiếp cận. Chính vì vậy, vệ sinh răng miệng cẩn thận hàng ngày và thăm khám nha khoa định kỳ là rất quan trọng để ngăn ngừa cao răng.
Cao răng là gì? Cao răng là một lớp vật chất cứng, tích tụ trên bề mặt răng.
2. Cao răng ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe răng miệng?
Cao răng có thể tác động rất tiêu cực đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến của cao răng:
– Viêm nướu và viêm nha chu: Cao răng chứa hàng tỷ vi khuẩn, có thể gây viêm nướu, làm nướu sưng, đỏ và chảy máu dễ dàng khi vệ sinh răng miệng. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm có thể lan vào các mô và xương dưới nướu, dẫn đến viêm nha chu, gây tổn thương nghiêm trọng đến các cấu trúc nâng đỡ răng.
– Mất răng: Viêm nha chu do cao răng không được điều trị có thể dẫn đến suy yếu của xương và các mô nâng đỡ răng, cuối cùng có thể dẫn đến mất răng.
– Hôi miệng: Cao răng chứa các vi khuẩn phân hủy thức ăn và tạo ra các hợp chất lưu huỳnh bay hơi, là nguyên nhân chính gây hôi miệng.
– Ảnh hưởng thẩm mỹ: Cao răng có màu vàng hoặc nâu, tích tụ ở các kẽ răng hoặc dưới viền nướu, có thể làm giảm giá trị thẩm mỹ của nụ cười.
3. Đâu là biện pháp điều trị cao răng hiệu quả?
Điều trị cao răng hay lấy cao răng là nhiệm vụ bạn không thể thực hiện bằng bàn chải – kem đánh răng, chỉ nha khoa và nước súc miệng. Lấy cao răng chỉ có thể được thực hiện tại các phòng nha. Lấy cao răng giúp vệ sinh mảng bám và cao răng, là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa viêm nha chu và duy trì sức khỏe răng miệng. Quy trình lấy cao răng thường diễn ra nhanh và không đau đớn, nhất là khi được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm. Dưới đây là các bước chính trong quy trình lấy cao răng tại phòng nha.
Tìm hiểu thêm: Loại bỏ sâu răng cho bà bầu gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Lấy cao răng chỉ có thể được thực hiện tại các phòng nha.
3.1. Đánh giá tình trạng răng miệng
Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra và đánh giá mức độ tích tụ cao răng cũng như tình trạng viêm nướu. Đôi khi bạn cần chụp X-quang để bác sĩ xem xét chi tiết hơn tình trạng dưới nướu và xương nâng đỡ răng.
3.2. Gây tê cục bộ
Đối với các trường hợp cao răng dày hoặc viêm nha chu nghiêm trọng, nha sĩ có thể gây tê cục bộ để giảm đau cho người bệnh trong quá trình lấy cao răng.
3.3. Lấy cao răng
Nha sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để phá vỡ và loại bỏ cao răng. Dụng cụ này phát ra sóng siêu âm để phá vỡ cao răng mà không làm tổn thương răng hay nướu. Đối với các khu vực khó tiếp cận hoặc cần sự chính xác cao, nha sĩ có thể sử dụng các dụng cụ thủ công để loại bỏ cao răng.
3.4. Đánh bóng răng
Sau khi cao răng đã được loại bỏ, nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đánh bóng và kem đánh bóng để làm mịn bề mặt răng, giúp giảm khả năng tái tích tụ mảng bám.
3.5. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà để hạn chế hình thành mảng bám và cao răng
Nha sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc răng miệng tại nhà bằng bàn chải – kem đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng, để ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và cao răng mới.
3.6. Đặt lịch tái khám
Cuối cùng, nha sĩ sẽ đặt lịch tái khám để theo dõi sức khỏe răng miệng của người bênh và thực hiện các biện pháp dự phòng hoặc điều trị bổ sung nếu cần.
4. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng để hạn chế hình thành cao răng
Để hạn chế hình thành cao răng và duy trì sức khỏe răng miệng, vệ sinh răng miệng cẩn thận là vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn vệ sinh răng miệng để hạn chế hình thành cao răng tối đa:
– Sử dụng bàn chải và kem đánh răng: Đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 – 3 phút. Sử dụng kem đánh răng có fluor để bảo vệ men răng và bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương men răng và nướu. Kỹ thuật đánh răng tiêu chuẩn là đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu, chải theo chuyển động tròn và nhẹ nhàng, để làm sạch hiệu quả mà không gây tổn thương nướu và men răng.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý về tẩy trắng răng an toàn không thể bỏ qua
Kỹ thuật đánh răng tiêu chuẩn là đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu, chải theo chuyển động tròn.
– Sử dụng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày, tốt nhất là trước khi ngủ, giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa tại kẽ răng và dưới viền nướu, những nơi mà bàn chải thường khó tiếp cận.
– Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng chứa fluor hoặc nước súc miệng chống khuẩn có thể giúp giảm mảng bám và ngăn ngừa sự hình thành cao răng. Sử dụng nước súc miệng theo chỉ định của nha sĩ hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi cao răng là gì. Cao răng không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn là vấn đề sức khỏe răng miệng. Hiểu cao răng là gì và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả. Hãy chú trọng chăm sóc răng miệng và đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để có được sự hỗ trợ tốt nhất, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.