Bệnh lò xo ngón tay: tổng quan bệnh lý và điều trị

Bệnh lò xo ngón tay khiến người bệnh gặp khó khăn khi gập, duỗi ngón tay. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc. Mặc dù không phải là bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh cũng làm giảm hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc điều trị phù hợp là vô cùng cần thiết.

Bạn đang đọc: Bệnh lò xo ngón tay: tổng quan bệnh lý và điều trị

1. Tìm hiểu về bệnh lò xo ngón tay và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lò xo ngón tay còn có tên gọi khác là ngón tay cò súng. Đây là tình trạng các bao gân gấp của ngón tay bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng chít hẹp bao gân. Do đó mà các gân gấp khó lướt qua khi người bệnh thực hiện duỗi hay gấp ngón tay.

Nguyên nhân gây ra bệnh ngón tay lò xo rất đa dạng. Một số nguyên nhân phổ biến mà người bệnh cần biết đó là:

– Đặc thù công việc: nhóm nghề nghiệp như thợ cắt tóc, thợ thủ công, giáo viên, bác sĩ phẫu thuật, nông dân, đầu bếp, … phải thường xuyên sử dụng ngón tay để làm việc, thực hiện các động tác véo, nắm. Do đó, những người làm các công việc trên có nguy cơ bị ngón tay lò xo hơn các trường hợp khác.

– Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông hay tổn thương xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

– Những người mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, … nếu không điều trị phù hợp cũng có thể gây ra nhiều biến chứng với sức khỏe, trong đó có tình trạng ngón tay lò xo.

2. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng lò xo ngón tay

Thời gian đầu khi mắc bệnh, triệu chứng thường là cảm thấy khó chịu khi cử động và ngón cái bật nhẹ cũng gây đau. Khi bệnh tiến triển, cơn đau rõ hơn khi ấn vào các khớp ngón tay và các liên đốt gần trong bàn tay.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng thường của bệnh bao gồm:

– Khi người bệnh cầm nắm, ngón tay cái rất khó cử động, bị cố định trong tư thế gập xuống.

– Đau vùng gân và cơn đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh cử động.

– Một số trường hợp nặng, người bệnh cần đến sự hỗ trợ mới kéo thẳng hoặc đưa ngón tay về tư thế cũ.

– Ngón tay sưng đỏ lên.

Bệnh có 4 cấp độ chính, tương ứng với các triệu chứng cụ thể như sau:

– Cấp độ 1: người bệnh cảm nhận rõ cơn đau ở lòng bàn tay, vùng gân gấp của ngón cái.

– Cấp độ 2: ngón tay có cảm giác bị vướng, mắc kẹt và khó chịu.

– Cấp độ 3: ngón tay cái, chỉ có thể cử động thụ động. Lúc này, khả năng cử động của tay bị hạn chế nhất định.

– Cấp độ 4: ngón tay bị khóa cố định, khả năng cử động không còn.

Bệnh lò xo ngón tay: tổng quan bệnh lý và điều trị

Lò xo ngón tay gây ra các cơn đau nhức và khiến ngón tay gập ở tư thế cố định

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị lò xo ngón tay

3.1. Chẩn đoán bệnh lò xo ngón tay như thế nào?

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. Nếu để kéo dài, ngón tay lò xo có thể gây ra những cơn đau mạn tính, khả năng vận động của ngón tay suy giảm và ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi một số thông tin cá nhân về độ tuổi, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt và thăm khám tình trạng đau. Sau đó chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác:

– Siêu âm để nhận biết hình ảnh bao gân dày lên hay có dịch bao quanh không. Đồng thời xem có sự xuất hiện những hạt xơ trong bao gân hay không.

– Chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI: hình ảnh cho thấy tình trạng tràn dịch sưng tấy bao gân, cấu trúc cũng như chất lượng gân.

– Xét nghiệm máu: kết quả cho thấy những bất thường về bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao.

Tìm hiểu thêm: Người béo và nỗi lo bệnh khớp

Bệnh lò xo ngón tay: tổng quan bệnh lý và điều trị

Thăm khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn hướng điều trị phù hợp

3.2. Phương pháp điều trị bệnh lò xo ngón tay

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Một số phương pháp được áp dụng cho bệnh ngón tay lò xo là:

Phương pháp điều trị lò xo ngón tay không dùng thuốc

Với những trường hợp mới mắc bệnh, triệu chứng chưa nặng nề, bác sĩ sẽ chỉ định:

– Hạn chế vận động ngón tay tổn thương

– Sử dụng nẹp cố định ngón tay đó

– Chườm lạnh

– Chiếu tia hồng ngoại

– Vật lý trị liệu

Sử dụng thuốc điều trị lò xo ngón tay

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và đem đến hiệu quả nhất định với nhiều trường hợp bệnh. Các loại thuốc để cải thiện tình trạng đau do lò xo ngón tay là:

– Thuốc giảm đau

– Thuốc chống viêm

– Thuốc giãn cơ

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật có thể được đề nghị nếu các phương pháp còn lại không đem đến kết quả tích cực. Tuy nhiên, bác sĩ cần cân nhắc dựa trên mức độ nghiêm trọng của cơn đau cũng như các bệnh lý liên quan.

Để lựa chọn phương pháp điều trị lò xo ngón tay phù hợp, bệnh nhân cần thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Không nên để bệnh kéo dài vì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lò xo ngón tay: tổng quan bệnh lý và điều trị

>>>>>Xem thêm: Siêu âm cơ xương khớp

Điều trị lò xo ngón tay bằng thuốc được áp dụng phổ biến

3.3. Phòng ngừa lò xo ngón tay

Lò xo ngón tay xuất hiện gây ra những cơn đau nhức, khó chịu, gây cản trở trực tiếp đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc dự phòng từ sớm là điều cần thiết mà ai cũng nên làm. Một số phương pháp dễ thực hiện là:

– Tránh thực hiện các động tác cầm nắm, nắm chắt lặp đi lặp lại.

– Tránh sử dụng các loại máy móc tạo độ rung.

– Làm việc, nghỉ ngơi khoa học, phù hợp.

– Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt là Canxi và vitamin C vào chế độ ăn uống.

– Cầm nắm các dụng cụ thể thao vừa vặn.

– Các bài tập thể dục cần sử dụng đến tay cần thực hiện đúng kỹ thuật, tránh để chấn thương.

– Thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng để tăng sức mạnh cho cổ tay và ngón tay.

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến lò xo ngón tay. Hy vọng qua bài viết, người bệnh đã có những thông tin hữu ích về bệnh. Từ đó mọi người có thể chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Lưu ý ngay khi có triệu chứng đau, cần đến chuyên khoa Cơ xương khớp càng sớm càng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *