Nhận biết tình trạng răng bị sâu nhẹ

Sâu răng là một bệnh lý phổ biến, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm, những tổn thương do sâu răng gây ra có thể được kiểm soát và hạn chế. Do đó, nhận biết tình trạng răng bị sâu nhẹ là một bước quan trọng. Bài viết sau đây sẽ đem đến những thông tin để chúng ta hiểu rõ hơn tình trạng này.

Bạn đang đọc: Nhận biết tình trạng răng bị sâu nhẹ

1. Tổng quan về tình trạng sâu răng nhẹ

1.1 Dấu hiệu nhận biết răng bị sâu nhẹ

Nhận biết tình trạng răng bị sâu nhẹ

Người bị sâu răng sẽ có biểu hiện hôi miệng

Sâu răng là tình trạng phần mô cứng của răng chịu tổn thương. Tình trạng này gây ra bởi các vi khuẩn tích tụ trên mảng bám và hình thành các lỗ sâu. Việc nhận biết tình trạng sâu răng nhẹ là rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng bị sâu răng nhẹ:

– Xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng: Ban đầu, chỉ có những đốm đen nhỏ xuất hiện trên bề mặt răng. Theo thời gian, những đốm này có thể lan rộng và hình thành các lỗ hổng chứa vi khuẩn, gây tổn thương sâu hơn.

– Răng trở nên nhạy cảm: Khi răng tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, bạn có thể cảm thấy ê buốt. Đây là dấu hiệu cho thấy răng đang bị vi khuẩn tấn công và lớp men răng bảo vệ đã bắt đầu bị suy yếu.

– Hôi miệng: Thức ăn bám trong kẽ răng lâu ngày không được làm sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Điều này dẫn đến mùi hôi khó chịu trong hơi thở, một dấu hiệu cảnh báo sâu răng tiềm ẩn.

– Nướu bị sưng và chảy máu: Khi vi khuẩn lan rộng, phần nướu trở nên nhạy cảm hơn. Quá trình đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa có thể làm nướu chảy máu và sưng đau, cho thấy tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.

1.2 Nguyên nhân răng bị sâu nhẹ

Sâu răng thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, những nguyên nhân điển hình như:

– Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: Khi răng không được làm sạch, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi. Sâu răng xảy ra khi chúng ta đánh răng chưa sạch, chưa đủ, hoặc dùng bàn chải quá cứng, khiến khó làm sạch trong từng kẽ răng.

– Ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt: Những sản phẩm như bánh kẹo, cà phê, sữa, socola rất dễ bám vào răng và lưu lại một thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng sinh sôi và phát triển. Đây là lý do sâu răng thường xảy ra nhiều ở trẻ em.

– Răng yếu, chân răng bị nứt vỡ: Khi răng bị nứt vỡ, mảng bám sẽ bám nhiều hơn. Khi đó, chúng ta rất khó loại bỏ sạch chúng. Những mảng bám này sẽ thu hút vi khuẩn có hại và gây sâu răng.

– Cơ thể thiếu nước: Nước có vai trò quan trọng với cơ thể. Điển hình là trong việc làm sạch mảng bám và thức ăn. Do đó, khi cơ thể chúng ta thiếu nước, sẽ gây khô miệng. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.

– Trào ngược dạ dày: Axit trong dạ dày khi tiếp xúc trực tiếp với răng sẽ bào mòn men răng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến răng bị tấn công bởi vi khuẩn sâu răng.

2. Cách điều trị khi người bệnh bị sâu răng nhẹ

2.1 Hàn trám răng

Tìm hiểu thêm: Địa điểm cấy ghép răng implant uy tín

Nhận biết tình trạng răng bị sâu nhẹ

Răng sâu nhẹ có thể hàn trám điều trị để đảm bảo hiệu quả lâu dài

Răng sâu nhẹ có nên trám không là vấn đề khá được quan tâm. Đối với những trường hợp sâu răng nhẹ, chúng ta có thể áp dụng phương pháp trám răng để đem lại hiệu quả lâu dài. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp bảo tồn tốt răng thật.

Có nhiều phương pháp hàn trám đối với tình trạng răng bị sâu nhẹ:

2.1.1 Trám răng thông thường

Với phương pháp này, để khôi phục lại hình dáng răng ban đầu, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám để lấp đầy lỗ sâu răng. Ví dụ như trám răng sử dụng vật liệu composite, amalgam, … Ưu điểm của trám răng thông thường chính là tính tiện lợi, đơn giản, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

2.1.2 Trám răng Inlay

Phương pháp này thường được chỉ định trong tình huống sâu răng bị sâu nhẹ tại các rãnh trên bề mặt nhai của răng. Các lỗ sâu chỉ nằm ở vùng lõm của mặt nhai, chưa lan đến đỉnh răng. Miếng trám được tạo hình trong phòng thí nghiệm sau đó gắn vào răng sâu của người bệnh. Ưu điểm của trám răng Inlay nằm ở độ chính xác cao, thẩm mỹ tốt. Do đó, phương pháp này sẽ thích hợp cho răng sâu nhẹ tại mặt nhai.

2.1.3 Trám răng Onlay

Trám răng Onlay được thực hiện khi răng sâu lan đến đỉnh răng. Miếng trám sẽ bao phủ hoàn toàn lên mặt nhai của răng và tới đỉnh răng. Sau khi kết thúc, răng điều trị sẽ nhìn giống như một phần của răng sứ. Ưu điểm của phương pháp này là bảo vệ răng tốt hơn so với trám thông thường.

2.1.4 Trám răng Overlay

Nhận biết tình trạng răng bị sâu nhẹ

>>>>>Xem thêm: Lấy cao răng có tốt không? phòng tránh các bệnh răng miệng

Khi phát hiện bất thường, chúng ta cần tới thăm khám nha khoa sớm

Đây là phương pháp thường được nhầm với răng sứ vì miếng trám có hình dạng giống mão răng sứ. Tuy nhiên, khi trám răng Overlay không cần mài gần hết răng như khi trồng răng sứ, bảo tồn răng thật một cách tối ưu nhất. Vết trám sẽ bám chắc vào răng thật để đảm bảo sử dụng lâu dài. Trám răng Overlay khá được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao, độ bền. Tuy nhiên, chi phí thực hiện thường cao hơn trám răng Inlay, Onlay.

2.2 Điều trị bằng thuốc

Khi bị sâu răng ở mức độ nhẹ, người bệnh cần đến trực tiếp thăm khám. Điều này để xác định cụ thể vị trí sâu. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp thực hiện điều trị phù hợp. Một số người bệnh có thể điều trị bằng thuốc:

– Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm giúp giảm sưng và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Những thuốc này thường được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm nướu hoặc viêm tủy do vi khuẩn.

– Thuốc giảm đau: Những loại thuốc này giúp giảm triệu chứng đau nhức răng, làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị.

– Các nhóm vitamin B2, A, C, … giúp điều trị nhanh chóng, thúc đẩy hiệu quả.

2.3 Điều trị với Florua

Điều trị sâu răng nhẹ bằng Florua là một phương pháp hiệu quả. Điều này nhằm phục hồi các lớp men răng bị tổn thương. Florua giúp tái khoáng hóa men răng, ngăn chặn quá trình sâu răng tiến triển. Bác sĩ sẽ sử dụng Florua dạng lỏng hoặc gel bọt để phủ lên bề mặt của răng. Có hai cách để chúng ta có thể thực hiện phương pháp này:

– Chúng ta bôi trực tiếp bông gòn chứa Florua lên răng.

– Người bệnh có thể sử dụng nước súc miệng trong đó có thành phần Florua. Chúng ta đặt nước vào khay và giữ trong miệng một vài phút.

Trên đây là những thông tin về nhận biết và cách điều trị răng bị sâu nhẹ. Để xác định tình trạng và tìm ra phương pháp phù hợp, chúng ta nên tới thăm khám bác sĩ khi phát hiện bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *