Ung thư đại trực tràng bắt đầu ở đại tràng hoặc trực tràng. Những bệnh ung thư này còn có thể được gọi là ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng tùy thuộc vào nơi chúng bắt đầu. Ung thư đại tràng và ung thư trực tràng thường được nhóm lại với nhau vì chúng có nhiều điểm chung.
Bạn đang đọc: Các thông tin quan trọng về ung thư đại trực tràng
1. Bệnh ung thư đại trực tràng và triệu chứng
Ung thư đại trực tràng hay K đại trực tràng là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến trong đó các tế bào ở đại tràng hoặc trực tràng phát triển ngoài tầm kiểm soát hình thành nên khối u ác tính.
Đôi khi sự tăng trưởng bất thường được gọi là polyp. Một số loại polyp có thể biến chuyển thành khối ung thư theo thời gian. Polyp đại trực tràng có thể biến thành ung thư nếu không được cắt bỏ, và khối u đại trực tràng ác tính không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng, đặc biệt là giai đoạn đầu. Bệnh nhân có thể mắc polyp hoặc K đại trực tràng mà không biết, do đó việc tầm soát K đại trực tràng định kỳ là rất quan trọng.
Các triệu chứng của bệnh K đại tràng có thể xuất hiện ở người bệnh bao gồm:
– Thay đổi thói quen đại tiện
– Có máu ở trong hoặc trên phân
– Tiêu chảy, táo bón hoặc cảm giác ruột không rỗng hoàn toàn
– Đau bụng, đau nhức hoặc đau co thắt không biến mất
– Giảm cân nhanh mà không rõ nguyên do.
Nếu có bất kỳ các triệu chứng nào kể trên, hãy đi thăm khám để được tư vấn, kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa. Chúng có thể là các dấu hiệu ung thư hoặc là bất kỳ bệnh lý bất thường nào khác.
2. Giai đoạn và cách ung thư đại tràng lan rộng
2.1 Giai đoạn bệnh ung thư đại trực tràng
– Giai đoạn 0 được gọi là K đại trực tràng tiến triển tại chỗ. Các tế bào ung thư chỉ có ở lớp niêm mạc hoặc lớp lót bên trong của đại tràng hoặc trực tràng.
– Giai đoạn 1 là thời điểm ung thư phát triển qua niêm mạc và xâm lấn vào lớp cơ của đại tràng hoặc trực tràng, ung thư chưa lan đến các mô hoặc hạch bạch huyết lân cận.
– Giai đoạn 2 là thời điểm ung thư đã phát triển qua thành đại tràng hoặc trực tràng nhưng chưa lan sang các mô lân cận hoặc đến các hạch bạch huyết gần đó.
– Giai đoạn 3 là thời điểm ung thư đã phát triển qua lớp lót bên trong hoặc vào các lớp của thành ruột già. Ung thư có thể đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa lan đến các cơ quan khác.
– Giai đoạn 4 là khi ung thư đã lan đến bất kỳ cơ quan nào khác trên cơ thể.
Ung thư đại tràng, trực tràng tiến triển qua nhiều giai đoạn bệnh
2.2 Ung thư đại trực tràng lan rộng như thế nào?
Thành đại trực tràng được cấu tạo từ nhiều lớp. Ban đầu khối u có thể phát triển ở lớp trong cùng (niêm mạc) của đại trực tràng sau đó tiến triển ra bên ngoài thông qua một số hoặc tất cả các lớp khác của đại trực tràng.
Khi các tế bào ác tính nằm ở trong thành đại trực tràng, chúng có thể xâm lấn vào các mạch máu hoặc hạch bạch huyết. Theo đó chúng có thể di chuyển và xâm nhập vào các hạch bạch huyết gần đó hoặc đến các bộ phận xa của cơ thể.
3. Giải pháp điều trị bệnh K đại trực tràng
Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh ung thư, vị trí khối u, mức độ xâm lấn, sức khỏe chung, các triệu chứng của bệnh, bệnh lý nếu có… mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Ung thư đại tràng có thể được điều trị bằng các phương pháp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về phương pháp niềng răng vô hình Zenyum
Điều trị ung thư đại tràng phụ thuộc vào vị trí khối u, giai đoạn ung thư, tình trạng sức khỏe…
3.1 Điều trị tại chỗ
Đối với phương pháp điều trị tại chỗ, mục đích là điều trị loại bỏ khối u mà không ảnh hưởng đến phần còn lại của cơ thể. Những phương pháp điều trị này có nhiều khả năng hữu ích hơn đối với các bệnh ung thư ở giai đoạn sớm (ung thư kích thước nhỏ chưa lan rộng). Các loại phương pháp điều trị tại chỗ được sử dụng cho bệnh nhân K đại trực tràng bao gồm:
– Phẫu thuật cắt bỏ cho bệnh nhân mắc K đại trực tràng
– Cắt bỏ và thuyên tắc cho bệnh nhân mắc K đại trực tràng
– Xạ cho cho bệnh nhân mắc K đại trực tràng.
>>>>>Xem thêm: Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?
Hóa trị là một phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc gây độc tế bào
3.2 Điều trị toàn thân
Bệnh K đại trực tràng cũng có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc, có thể qua đường uống hoặc đưa trực tiếp vào máu. Đây được gọi là phương pháp điều trị toàn thân vì chúng có thể tiếp cận đến các tế bào ác tính trong ở ruột đang lan tràn trên hầu hết toàn bộ cơ thể. Tùy thuộc vào loại ung thư đại trực tràng, các loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng chẳng hạn như: Hóa trị liệu, thuốc điều trị nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch…
4. Cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng
Không có cách nào để chắc chắn ngăn ngừa ung thư đại trực tràng hoàn toàn. Nhưng có những điều bạn có thể làm để giảm thiểu rủi ro chẳng hạn như thay đổi các yếu tố rủi ro mà bạn có thể chủ động kiểm soát.
4.1 Sàng lọc, tầm soát
Sàng lọc định kỳ là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để ngăn ngừa mắc K đại trực tràng.
Kể từ khi các tế bào bất thường đầu tiên bắt đầu phát triển thành polyp, chúng thường mất khoảng 10 đến 15 năm để phát triển thành ung thư. Với việc sàng lọc thường xuyên, có thể tìm ra polyp để cắt bỏ trước khi chuyển thành khối u ác tính. Sàng lọc cũng giúp phát hiện khối u đại tràng ác tính ở giai đoạn đầu, kích thước ung thư nhỏ, khi đó điều trị có nhiều khả năng đạt hiệu quả tốt.
Nếu bạn từ 45 tuổi trở lên, nên bắt đầu thực hiện tầm soát bệnh K đại trực tràng. Đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình mắc polyp đại trực tràng hoặc ung thư, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ theo chỉ định.
4.2 Khoa học trong hoạt động thể chất và chế độ ăn uống, sinh hoạt
Vận động thường xuyên hơn sẽ làm giảm nguy cơ mắc K đại trực tràng. Tăng cường số lượng và cường độ hoạt động thể chất của bạn hoặc hạn chế thời gian ngồi và nằm thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
Chế độ ăn uống: Nhìn chung chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ít thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Không uống rượu có thể giúp bạn giảm nguy cơ bởi theo một số nghiên cứu đã phát hiện ra nguy cơ mắc ung thư ruột già cao hơn khi uống nhiều rượu, sử dụng quá mức đặc biệt là ở nam giới.
Hút thuốc lâu dài có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc K đại trực tràng cũng như nhiều bệnh ung thư và vấn đề sức khỏe khác. Ngừng sử dụng thuốc là hoặc không sử dụng thuốc lá có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc căn bệnh ung thư đường tiêu hóa này.
Cân nặng: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng ở cả nam giới và nữ giới, vì thế duy trì cân nặng khỏe mạnh là điều nên làm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.