Cách xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

Cách xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ rất quan trọng, bởi điều này có thể liên quan trực tiếp đến tính mạng của bé. Chính vì thế, cha mẹ cần biết những điều này để có thể bảo vệ con hiệu quả và toàn diện hơn. Đồng thời, cũng đừng quên việc phòng ngừa và nhận biết dị vật đường thở để luôn sẵn sàng đối phó với tình huống này.

Bạn đang đọc: Cách xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

1. Khi nào cần tìm cách để xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

Hóc dị vật đường thở là một trong những cấp cứu khá phổ biến của khoa Tai Mũi Họng. Đây là tình huống có vật lạ xuất hiện và mắc kẹt tại đường thở (được tính trong khu vực thanh quản – phế quản). Dị vật đường thở thường là kết quả của tình trạng dị vật mũi hoặc dị vật họng miệng.

Dị vật đường thở có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhưng phổ biến nhất là với trẻ em. Nguyên nhân là bởi trẻ dễ trong trạng thái vừa ăn vừa cười đùa, dễ ho sặc và nuốt phải dị vật. Ngoài ra, nhiều trẻ em chưa ý thức được mối nguy hiểm của hóc dị vật, nên thường xảy ra tình trạng không cẩn thận khi nuốt hoặc dị vật để quên trong mũi, lâu ngày thành dị vật đường thở.

Cách xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

Trẻ em là đối tượng rất dễ hóc dị vật đường thở

Dị vật đường thở luôn đem đến những nguy hiểm nhất định với người bệnh, trong đó có tình trạng bít tắc đường thở gây nên tình trạng khó thở, thậm chí là tắc thở cần cấp cứu luôn để duy trì tính mạng. Chính vì thế, nếu bé có triệu chứng xâm nhập như ho, khó thở, tím tái thì cha mẹ cần gọi cấp cứu và thực hiện sơ cứu cho trẻ.

2. Quy trình cấp cứu khi thấy bé bị hóc dị vật đường thở

Khi nhận thấy trẻ bị hóc dị vật đường thở, nhưng trẻ vẫn còn hồng hào, có thể nói, khóc được, không bị tình trạng khó thở, thì cha mẹ nên đặt trẻ ở tư thế ngồi, giữ yên trẻ và đưa trẻ đến viện khám lấy dị vật. Trong trường hợp trẻ có hiện tượng khó thở, tím tái, khóc yếu thì cha mẹ cần nghĩ đến việc sơ cứu cho trẻ.

Tùy theo từng độ tuổi của trẻ mà việc sơ cứu trẻ hóc dị vật đường thở cũng được áp dụng theo những cách thức khác nhau. Tuy vậy, điều đầu tiên cha mẹ cần chú ý là việc gọi cấp cứu để có thể bảo vệ tính mạng con trẻ hiệu quả. Các nhân viên cấp cứu cũng sẽ hỗ trợ những thông tin cần thiết để bạn có thể hành động phù hợp với tình hình hiện tại.

Cũng cần chú ý rằng, trước tiên, nên kiểm tra xem trẻ có bị ngưng thở không. Nếu trẻ ngưng thở, cần làm kỹ thuật hà hơi thổi ngạt trước khi làm các thủ thuật này.

2.1. Dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực chữa hóc với trẻ dưới 2 tuổi

Với trẻ dưới 2 tuổi, do trẻ còn nhỏ nên cha mẹ có thể dùng cách vỗ lưng ấn ngực để sơ cứu dị vật gây hóc trong đường thở cho trẻ. Để thực hiện điều này, hãy đặt trẻ trên cánh tay trái với tư thế trẻ nằm sấp và đầu thấp hơn so với toàn thân. Ngực và đầu trẻ được đặt trên bàn tay trái. Chân trẻ ở hướng cổ tay/bắp tay của cha mẹ. Cha mẹ chú ý giữ chặt để trẻ không bị rơi ngã. Khi đó, hãy dùng gót bàn tay phải và vỗ 5 lần dứt khoát vào vùng lưng giữa hai bả vai của trẻ. Chú ý quan sát xem dị vật có rơi ra khỏi miệng trong quá trình thực hiện thủ thuật không. Nếu dị vật chưa rơi ra, cần thực hiện tiếp thao tác ấn ngực sau đây.

Lật ngửa trẻ sang tay phải. Khi này, đầu và cổ trẻ trên bàn tay phải nhưng ở bị trí cao hơn so với thân mình. Khi này, cha mẹ đang sơ cứu cho trẻ dùng 2 ngón tay ấn mạnh theo chiều đẩy lên ở vùng dưới xương ức 5 lần cho đến khi dị vật rơi ra.

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm amidan cấp kịp thời, triệt để nhanh chóng

Cách xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

Thủ thuật sơ cứu hóc dị vật đường thở ở trẻ (Minh họa)

Nếu thực hiện các thao tác trên mà dị vật chưa rơi khỏi đường thở và hầu họng, cha mẹ cũng không nên mất bình tĩnh. Mục đích khi thực hiện tại chỗ thủ thuật này là để trẻ có thể thở bình thường. Sau khi trẻ đã không còn tình trạng khó thở nữa, cha me có thể chờ bác sĩ cấp cứu đến để chẩn đoán và lấy dị vật ra hiệu quả.

2.2. Thực hiện thủ thuật Heimlich chữa hóc với trẻ trên 2 tuổi

Nếu trẻ còn tỉnh, cha mẹ có thể ở tư thế sau trẻ (tùy cha mẹ đứng hay ngồi cho phù hợp chiều cao của bé) và vòng tay qua thắt lưng ôm bụng trẻ. Khi này, hãy nắm tay chặt thành nắm đấm và đặt ở vùng thượng vị (dưới xương ức, trên rốn) của trẻ. Cha mẹ đẩy nắm đấm 10 lần theo hướng vào trong và lên trên so với trẻ. Lưu ý thực hiện thao tác dứt khoát, có nhịp nghỉ. Trong quá trình thực hiện thao tác cũng cần chú ý xem trẻ đã nói bình thường được chưa hay dị vật đã rơi khỏi đường thở chưa.

Với trẻ trong trạng thái hôn mê, bất tỉnh vì dị vật đường thở, cha mẹ đặt bé nằm ngửa. Khi này, hãy quỳ xuống đối diện trẻ theo tư thế hai chân cạnh đùi con, hai tay chồng lên nhau và gót lòng bàn tay dưới ở vùng thượng vị, dưới chóp xương ức của trẻ. Cha mẹ nhấn 5 đến 10 lần nhanh, mạnh mẽ vào vị trí này theo hướng lên trên để đẩy dị vật.

Lưu ý rằng, sau khi dị vật được đẩy ra hay trẻ trở lại trạng thái thở thông thường, cha mẹ vẫn cần đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra dị vật và giải quyết những vấn đề dị vật để lại.

Cách xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Viêm amidan mãn tính là căn bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Đưa trẻ đến các cơ sở y khoa để được kiểm tra và gắp dị vật theo phương pháp phù hợp

3. Những lưu ý cha mẹ cần tránh thực hiện khi bé bị hóc dị vật đường thở

Khi trẻ bị hóc dị vật đường thở, cha mẹ cần bình tĩnh xem xét tình hình và xử trí phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Để an toàn, nên tránh việc can thiệp trẻ nếu trẻ vẫn có thể ho, nói hay la khóc. Cùng không nên cố móc dị vật cho trẻ vì có khả năng dị vật sẽ càng sâu hơn, hoặc gây tổn thương cho trẻ. Trong trường hợp này, nên đưa trẻ đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng sớm để đảm bảo trẻ được thăm khám soi dị vật và lấy dị vật đúng cách.

Cách xử lý hóc dị vật đường thở cho trẻ mà cha mẹ thực hiện là sơ cứu cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ bị hóc. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc những trường hợp nào thực hiện các thủ thuật này. Điều quan trọng là luôn cần đưa trẻ đến bác sĩ tai mũi họng để được điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *