Đột quỵ xảy ra đột ngột, là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Sơ cứu khi bị đột quỵ đúng cách là cách tốt nhất cứu người bị bệnh. Vậy sơ cứu khi bị đột quỵ như thế nào? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Bạn đang đọc: Sơ cứu khi bị đột quỵ như thế nào là tốt nhất
Đột quỵ xảy ra đột ngột, là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Những triệu chứng của đột quỵ
- Đột ngột nhức đầu dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp vận động.
- Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân (có thể là ở một bên của cơ thể)
- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ mất ở một mắt. Không nói được hoặc khó khăn trong nói hay hiểu ngôn ngữ.
Sơ cứu khi bị đột quỵ
Ngay khi thấy người bệnh có những dấu hiệu trên, bạn cần đưa đi cấp cứu kịp thời để tranh thủ “giờ vàng” cứu sống người đột quỵ Cứ mỗi phút bệnh nhân đột quỵ không được điều trị đặc hiệu thì có khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Thời gian can thiệp trễ sẽ khiến các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn, hậu quả tàn phế cũng như tử vong sẽ cao hơn so với bệnh nhân được điều trị sớm.
Thời gian vàng để điều trị đột quỵ là 3-4 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ để cứu sống người bệnh. Vì sau 3-4 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại, khó phục hồi. Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, người nhà cần đưa ngay bệnh nhân đi cấp cứu để giảm tỷ lệ tử vong; giảm số ngày điều trị và giảm di chứng, tăng cơ hội sống.
Mức độ di chứng để lại sau này cho bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị. Nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi đột quỵ, và được điều trị thuốc làm tan huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan.
Tìm hiểu thêm: Sử dụng thuốc bổ não “vô tội vạ”: lợi 1 hại 10
Cứ mỗi phút bệnh nhân đột quỵ không được điều trị đặc hiệu thì có khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi.
Cách xử lý khi đợi xe cấp cứu
Nếu người bệnh tỉnh:
- Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ.
- Không cho bệnh nhân ăn/uống bất cứ thứ gì.
- Nếu bị liệt, khi vận chuyển, cần đặt người bệnh nằm nghiêng về bên người không bị liệt.
- Lau đờm dãi, bỏ các vật trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn còn sót lại…
Nếu người bệnh ở trạng thái lơ mơ
Bạn cần kiểm tra mạch, nhịp thở của bệnh nhân. Chú ý, cần phải đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về một bên không liệt và phải luôn để đầu ở tư thế nâng nhẹ.
Nếu người bệnh bị hôn mê
>>>>>Xem thêm: Giãn phế quản không phục hồi tuổi bởi sức đề kháng yếu
Khi có người bị đột quỵ bạn cần đưa người bệnh đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt
Cần sơ cứu theo những bước đã kể trên. Nếu mạch của người bệnh không đập hay ngừng thở, cần phải ngay lập tức tiến hành hô hấp bằng cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5 (cứ thổi ngạt 2 lần, quay xuống ép tim 10 lần).
Người bị đột quỵ rất dễ tái phát, đã bị đột quỵ lần đầu sẽ dễ bị các lần sau vì thế cần có biện pháp phòng ngừa đột quỵ cũng như tái phát. Đặc biệt, lần sau bao giờ cũng nặng hơn các lần trước. Vì vậy cách tốt nhất là phòng ngừa và tránh tái phát. Người bệnh không hút thuốc hay uống nhiều bia rượu, cần phải chăm chỉ tập thể thao, chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học… Hạn chế ăn quá nhiều chất đạm và béo. Khi trời lạnh, cần mặc ấm và không tiếp xúc với thời tiết lạnh một cách đột ngột.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.