Cách lấy xương bị hóc có thể rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện đúng cách và thành công. Trong khi đó, nhiều trường hợp hóc cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tại các cơ sở Tai Mũi Họng đáng tin cậy.
Bạn đang đọc: Cách lấy xương bị hóc nhanh chóng, hiệu quả
1. Nguyên tắc về việc lấy xương bị hóc
Việc hóc xương khá phổ biến trong đời sống với biểu hiện dễ nhận là tình trạng nuốt vướng, nuốt khó, đau họng khi vừa nuốt xương. Người bệnh cũng thường có cảm giác nghẹn, thậm chí là dễ buồn nôn, trớ khi cố nuốt thức ăn, nước uống vào. Xương bị hóc có thể đâm vào hệ thống niêm mạc gây chảy máu, viêm nhiễm và cũng ảnh hưởng nhiều đến vấn đề ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Đó là còn chưa kể, trong nhiều tình huống, xương hóc làm cản trở đường thở, khiến người bệnh có thể ngừng thở và nguy kịch nếu không được sơ cứu đúng cách, hiệu quả. Chính vì thế, việc lấy xương cá ra sớm là điều cần thiết với mỗi người bị hóc.
Nên sớm thăm khám để được lấy xương gây hóc đúng cách.
Khi lấy xương bị hóc, người bệnh cần tuân thủ những quy định sau:
– Không tự dùng tay để móc hay lấy xương trong họng. Điều này có thể khiến xương bị mắc kẹt ở vị trí sâu hơn, khó lấy hơn.
– Không gắp dị vật khi chưa xác định được hình dáng, vị trí của xương bị hóc.
– Xác định ảnh hưởng của xương bị hóc với các mô xung quanh cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe để gắp xương đồng thời xử lý các vấn đề này. Tránh tình trạng gắp xương xong không xử lý viêm nhiễm hay các vấn đề khác.
– Lấy xương cá xong cần thêm việc xử lý phòng ngừa biến chứng do xương hóc gây ra.
– Gọi cấp cứu trong tình huống nguy kịch do xương hóc.
– Nên đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán, xác định mức độ hóc và được lấy xương gây hóc an toàn, đúng cách.
2. Cách lấy xương bị hóc đơn giản ngay tại chỗ
Một cách gắp xương đơn giản có thể thực hiện ngay tại chỗ nếu như người thực hiện có kỹ thuật gắp xương cá và có dụng cụ, thiết bị phù hợp.
– Thiết bị cần thiết để gắp xương trong họng: Đèn pin, kẹp y tế, dụng cụ cố định miệng (trong trường hợp với trẻ nhỏ và một số đối tượng đặc biệt).
– Người thực hiện: người có kỹ thuật khéo léo và từng gắp xương
– Điều kiện để thực hiện: Người hỗ trợ soi họng hầu của người bị hóc và có thể nhìn thấy hình ảnh xương bị hóc. Như thế, xương gây hóc sẽ ngay vị trí cửa họng, gần khu vực VA hoặc Amidan,…
– Cách thực hiện: Người bị hóc xương ngồi bằng hoặc thấp hơn người hỗ trợ. Khi này, người hỗ trợ dùng dụng cụ kẹp y tế kẹp xương và lôi ra theo hướng phù hợp và tránh va chạm với các niêm mạc hoặc bộ phận khác. Chú ý rằng, người bị hóc nên há miệng đủ lớn và giữ nguyên tư thế để quá trình gắp xương được an toàn.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, không phải ai cũng có thể thực hiện thao tác này, cũng như không phải luôn sẵn sàng có các dụng cụ, thiết bị để thực hiện gắp xương ngay bên cạnh các tình huống hóc. Vì vậy, nên cân nhắc đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được gắp dị vật an toàn và đúng cách.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng và điều trị viêm xoang mạn tính
Gắp xương trực tiếp là cách đơn giản nhất trong việc xử lý hóc xương
3. Thực hiện lấy xương bị hóc bằng các sơ cứu đơn giản
Nghiệm pháp Heimlich là phương pháp quen thuộc được dùng trong cấp cứu hóc dị vật tại các bệnh viện tai mũi họng. Đây là phương pháp dồn lực để tác động lên vùng thượng vị của người bị hóc theo hướng vào sâu và hướng lên phần ngực, nhằm đẩy dị vật ra ngoài. Với phương pháp này, người thực hiện sơ cứu có thể đứng hoặc ngồi từ sau người bị hóc, hoặc cũng có thể đặt người bị hóc nằm và thực hiện lực tác động lên thượng vị từ hướng chính diện. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, đây là cách áp dụng với trường hợp các trẻ lớn và người trưởng thành.
Trong trường hợp trẻ dưới hai tuổi, việc vỗ lưng hoặc ấn ngực là lựa chọn phù hợp để đẩy xương hóc ra ngoài. Với các đối tượng này, cần lưu ý đến việc áp dụng lực phù hợp và đúng vị trí: vỗ lưng tại vị trí giữa hai xương bả vai khi đặt úp trẻ trên tay và ấn ngực giữa hai xương sườn khi đặt ngửa trẻ. Giữa các thao tác vỗ lưng và ấn ngực, người thực hiện sơ cứu cần kiểm tra xem sắc mặt trẻ đã hồng hào trở lại chưa, hoặc dị vật đã được đẩy ra chưa.
Trong trường hợp người bị hóc xương có hiện tượng khó thở, không thở được, ngất xỉu, thì cần phải hà hơi thổi ngạt cho người bệnh trước khi tiến hành thủ thuật. Và cần lưu ý rằng, dù người bị hóc không còn biểu hiện hóc xương hoặc dị vật xương đã được đẩy ra ngoài thì vẫn cần đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để được khám, kiểm tra tình trạng sót dị vật cũng như điều trị các vấn đề mà xương gây hóc để lại.
>>>>>Xem thêm: Viêm tai ngoài ở trẻ em: Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Thao tác sơ cứu chữa hóc dị vật bằng nghiệm pháp Heimlich
4. Cách lấy xương bị hóc bằng nội soi khi vị trí xương ở sâu trong họng
Với các xương không ở vị trí dễ thấy, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp chiếu để xác định vị trí xương bị hóc, đồng thời, xác định những tổn thương mà xương gây ra cho người bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng mà tình trạng hóc xương gây ra cũng như để lại sau khi đã được loại bỏ. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành gắp xương nhờ ống nội soi nhằm đưa dị vật ở các vị trí khó tìm và đang hóc ra khỏi họng hầu.
Sau khi gắp dị vật, việc sử dụng thuốc điều trị chống viêm sưng, chống nhiễm khuẩn là điều cần thiết. Bệnh nhân cũng chú ý theo sự dặn dò của bác sĩ để việc phục hồi sau khi gắp xương cá đơn giản, thuận lợi.
Như vậy, có rất nhiều cách lấy xương cá bị hóc. Tùy theo mỗi trường hợp mà bác sĩ có thể có những chỉ định và cách thức riêng dành cho người bệnh trên nguyên tắc phương pháp tối giản được ưu tiên. Ngoài ra, việc điều trị của bác sĩ sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn khi người bị hóc không gây những ảnh hưởng khiến xương vào các vị trí khó hoặc gây những biến chứng nặng. Do đó, khi bị hóc xương, bạn nên đến các cơ sở Tai Mũi Họng sớm để được giải quyết và điều trị đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.