Các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Theo GLOCOBAN 2020, Việt Nam có đến hơn 4000 chị em được phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung và có đến trên 2000 ca tử vong bởi căn bệnh này. Những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung thường tương đồng với nhiều bệnh lý phụ khoa thông thường. Cùng tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung ở nữ giới sớm để điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn đang đọc: Các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung ở nữ giới

1. Một số yếu tố nguy cơ cao gây bệnh ung thư cổ tử cung

Những yếu tố này tuy không trực tiếp dẫn tới ung thư cổ tử cung nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Virus HPV: là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%), bị lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Thông thường, HPV có đến hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung. Chủng 16 và 18 là hai chủng có khả năng gây ung thư cao nhất.

– Ức chế miễn dịch: thuốc hoặc các bệnh ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung.

– Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi trên 35.

– Sinh con quá sớm khi cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Sinh con quá sớm cũng có thể tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

– Phụ nữ sinh đẻ quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ chỉ sinh đẻ 1 đến 2 con.

– Một số nguyên nhân khác như: hút thuốc lá, quan hệ tình dục không an toàn, lạm dụng thuốc tránh thai…

2. Những dấu hiệu sớm để nhận diện ung thư cổ tử cung

2.1 Xuất huyết âm đạo bất thường – dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung phổ biến

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và thường gặp nhất ở ung thư cổ tử cung là xuất huyết ở âm đạo. Tình trạng này thường chia ra hai dạng: có tính chu kì hoặc không có tính chu kì.

Đa số các trường hợp chảy máu âm đạo bất thường không trong kì kinh nguyệt đều có thể là nguy cơ bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, nếu hành kinh xuất hiện bất thường về lượng máu hoặc tính chất của kinh nguyệt cũng là một dạng xuất huyết âm đạo bất thường.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế gặp các bác sĩ chuyên khoa để truy tìm nguyên nhân và nguồn gốc của máu từ âm đạo, từ đó tìm hướng khắc phục, tránh để lâu dài.

2.2 Tiết dịch âm đạo nhiều và bất thường

Nếu âm đạo tiết nhiều dịch bất thường với màu sắc lạ(đỏ, màu mủ, lẫn màu, màu vàng, màu trắng bột…) hoặc ra quá nhiều dịch hay có mùi khó chịu… thì đó có thể là điều cảnh báo ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên một số bệnh lý phụ khác như viêm nhiễm cũng có thể xuất hiện tình trạng này nên để chắc chắn bạn cần đi thăm khám phụ khoa để tìm hiểu chính xác nhất tình trạng bệnh của mình.

2.3 Đau đớn hoặc xuất huyết sau khi quan hệ

Sau khi quan hệ tình dục, nếu bạn cảm thấy đau và có xuất hiện một chút máu. Tình trạng này có dấu hiệu tăng dần và kéo dài thường xuyên thì đó có thể là ung thư cổ tử cung tiềm ẩn nên bạn hãy đi xét nghiệm sàng lọc sớm nhất có thể.

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng bệnh ung thư đại tràng

Các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Đau đớn hoặc ra máu sau khi quan hệ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung sớm

2.4 Thay đổi thói quen đi tiểu

Nếu bạn đột nhiên đi tiểu nhiều, đi tiểu gấp và cảm giác khó chịu khi đi tiểu có thể bạn sẽ liên hệ tới các bệnh lý tiết niệu(viêm bàng quang, nhiễm khuẩn tiết niệu…) nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm khác.

Cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân đột nhiên cảm thấy đi tiểu khó hơn so với trước đây trong một thời gian dài và phát hiện ung thư cổ tử cung nên bạn không nên chủ quan.

Vì vậy, khi thấy vấn đề tiểu tiện khó chịu kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ sớm.

2.5 Đau vùng bụng dưới – dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung nguy hiểm

Cùng với những bất thường ở âm đạo, đau bụng dưới cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung sớm. Đặc biệt khi tình trạng đau này không trong kì kinh nguyệt thì bạn nên tuyệt đối lưu ý.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn các khối u chèn ép đến những cấu trúc xung quanh và có thể khiến cho người bệnh đau bụng dưới, phù chân và bí tiểu dẫn tới khó khăn trong sinh hoạt.

2.6 Tình trạng thiếu máu, sụt cân kéo dài

Thiếu máu là tình trạng thường gặp với nhiều người bệnh ung thư bởi tình trạng viêm mạn tính, giảm chuyển hóa sắt và giảm sản xuất erythropoietin. Riêng với bệnh ung thư cổ tử cung thì thiếu máu có thể trầm trọng hơn khi đi cùng với xuất huyết âm đạo kéo dài.

Nếu thường xuyên bị thiếu máu thì có thể khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt quệ và thiếu năng lượng. Điều này cũng khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn uống và sút cân mà không rõ nguyên nhân. Biểu hiện này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh ung thư khác.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung ở nữ giới

>>>>>Xem thêm: U nang buồng trứng ở trẻ sơ sinh- Điều cần biết

Khi thấy thiếu máu, sút cân kéo dài thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi với tỉ lệ cao nếu như được phát hiện sớm. Bệnh có thể chữa khỏi gần như hoàn toàn nếu được phát hiện trong giai đoạn tiền ung thư. Tuy nhiên hiện nay bệnh thường phát hiện muộn và khó chữa khỏi do đó khi thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào kể trên thì bạn không nên lơ là mà cần chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm.

Ngoài ra, dù không thuộc nhóm nguy cơ cao hay cơ thể khỏe mạnh nhưng bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để thực hiện tầm soát sớm bệnh và tiêm phòng sớm HPV để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ngay từ ban đầu.

Đồng thời, những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung là chuyên biệt ở mỗi bệnh nhân nên chỉ cần thấy cơ thể có một trong số các dấu hiệu trên và liên tục không rõ nguyên nhân thì bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa. Bạn không nên chủ quan với những triệu chứng này bởi nếu càng để kéo dài, bệnh ung thư cổ tử cung hay bệnh lý nào cũng đều nguy hiểm hơn nên cần được điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *