Sự xuất hiện của u tuyến yên có thể ở dạng lành tính hoặc ác tính, điều này tùy vào tính chất của các tế bào trong đó. Dù ở dạng nào cũng đều gây ảnh hưởng ít nhiều tới các hoạt động của cơ quan này. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng: bị u tuyến yên sẽ vô sinh? Và hiện nay có những cách nào điều trị u tuyến yên?
Bạn đang đọc: Triệu chứng và những điều cần biết về điều trị u tuyến yên
1. Những triệu chứng điển hình của u tuyến yên
Đa phần u tuyến yên đều làm tăng hoạt động quá mức của cơ quan này. Từ đó làm hormone tuyến yên bị sản xuất ra quá nhiều.
U tuyến yên được nhận định là một trong những loại u não điển hình
Mỗi loại hormone tuyến yên dư thừa sẽ tạo ra một dạng triệu chứng riêng biệt, như:
– Tăng tiết hormone tăng trưởng: là dạng u tuyến yên làm sản xuất quá mức hormone tăng trưởng. Từ đây gây ra các cơn đau đầu, tê bì mặt, yếu cơ, toát mồ hôi liên tục,…
– Tăng tiết hormone tuyến giáp: khi dư thừa hormone kích thích tuyến giáp, sẽ làm tuyến nội tiết này sản xuất nhiều Thyroxine, dẫn đến tình trạng cường giáp. Khi này các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: tụt cân nhanh, hạn chế vận động, căng thẳng, thường xuyên đau cơ bắp,….
– Tăng tiết vỏ thượng thận: u tuyến yên làm tăng sản sinh với hormone tuyến thận ACTH. Từ đó gián tiếp kích thích tăng hormone cortisol gây hội chứng Cushing.
Một vài trường hợp sẽ gây ra suy giảm hay mất chức năng sản xuất hormone và suy tuyến yên. Triệu chứng khi đó sẽ là: suy nhược cơ thể, buồn nôn, chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn về chức năng tình dục,…
Qua đây có thể thấy rằng, u tuyến yên gây rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy cần được chú ý phát hiện, xác định đúng loại và mức độ ảnh hưởng sớm. Điều đó sẽ giúp cho quá trình điều trị sau này thu lại hiệu quả tốt hơn.
2. U tuyến yên có thể gây ra vô sinh?
Khi u này tiết ra hormone Prolactin có thể làm giảm hormone sinh dục hoặc gây vô sinh. Tình trạng còn tùy thuộc vào độ Prolactin trong máu của mỗi người, vì vậy sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Với nữ giới sẽ là thiếu hụt estrogen còn nam giới là testosterone.
2.1. Tác động với khả năng sinh sản ở nữ giới
Prolactin cao do u tuyến yên sản xuất ra không những làm giảm quá trình sản sinh hormone estrogen mà còn ngăn cản sự rụng trứng. Điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị rối loạn, nặng hơn có thể dừng kinh hoàn toàn. Khi trứng không chín và không rụng làm cho tinh trùng không thể gặp trứng, từ đó không thể thụ thai được.
U tuyến yên có gây ra vô sinh ở phụ nữ hay không còn tùy phụ thuộc vào nồng độ Prolactin trong máu đang ở mức nào. Nếu Prolactin được sản xuất ra ở mức vừa phải thì phụ nữ vẫn xuất hiện kinh nguyệt và vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, nếu u tuyến yên gây thiếu hụt progesterone quá nhiều sau rụng trứng, khi đó sẽ làm cản trở quá trình thụ thai và dẫn đến đến vô sinh.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý với bệnh nhân tiểu đường
U tuyến yên nếu sản sinh nhiều Prolactin có thể dẫn đến vô sinh
2.2. Tác động tới nam giới
Có nhiều người cho rằng tình trạng u tuyến yên chỉ xuất hiện ở nữ giới, song nam giới cũng có nguy cơ và mức độ ảnh hưởng không kém. Tăng tiết prolactin cũng sẽ gây ra thiểu năng sinh dục nam: làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, rối loạn cường dương,… Nếu ở mức độ nặng có thể gây ra vô sinh. Mức độ nhẹ thì cũng ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh sản và chức năng tình dục.
Như vậy có thể thấy rằng, u tuyến giáp không hoàn toàn dẫn đến vô sinh. Vì vậy khi mắc bệnh cần xác định xem, khối u có đang sản xuất ra Prolactin không? và mức độ sản xuất thế nào.
3. Điều trị u tuyến yên và một số lưu ý
Điều trị u tuyến yên có thể thu lại hiệu quả tốt nếu được chuẩn đoán và phát hiện sớm. Mục tiêu trong việc điều là cho hàm lượng hormone tuyến yên và các tuyến khác trở về trạng thái bình thường. Từ đó làm giảm thiểu các biểu hiện và hạn chế biến chứng. Đặc biệt với trường hợp gây tăng Prolactin, phải được điều trị sớm để tránh dẫn đến vô sinh.
3.1. Điều trị u tuyến yên bằng nội khoa (dùng thuốc)
Khi u tuyến yên làm tăng sản sinh các loại hormone, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc cho từng trường hợp:
– Dùng bromocriptine và Cabergoline với trường hợp bị tăng Prolactin.
– Sử dụng Pegvisomant hoặc Octreotide để điều trị tăng hormone tăng trưởng.
– Octreotide dùng trong điều trị các bệnh u tuyến giáp do tăng hormone tuyến giáp.
Lưu ý: trong điều trị u tuyến yên việc sử dụng thuốc sẽ được bác sĩ điều chỉnh thường xuyên. Bệnh nhân nên trao đổi cụ thể với bác sĩ để được hiểu rõ về: tác dụng điều trị hay tác dụng phụ của thuốc. Cũng tùy vào sức khỏe và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ có các hướng điều trị khác nhau.
>>>>>Xem thêm: Tuyến giáp to cảnh báo bệnh lý quan trọng
Trong một số trường hợp u tuyến yên có thể phải điều trị bằng thuốc kéo dài
3.2. Điều trị u tuyến yên – ngoại khoa
Một số trường hợp mắc u tuyến yên có thể sẽ phải phẫu thuật nội soi để lấy khối u ra. Phương pháp được đánh giá là rất khó trong việc đảm bảo an toàn tuyệt đối khi đi qua phần xương bướm. Với cách điều trị này, người bệnh cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để hiểu rõ hơn trước khi đưa ra quyết định thực hiện.
Xạ trị nguồn chiếu ngoài: phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Trước đó bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và trao đổi cụ thể về kế hoạch xạ trị (liệu chiếu và thời gian chiếu). Tuy nhiên việc xạ trị sẽ khiến cho người bệnh gặp một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, bị kích ứng da, dạ dày khó chịu, chán ăn, mất nhu động ruột.
Liệu pháp thay thế hormone: được chỉ định với những bệnh nhân mà tuyến yên tiết không đủ các loại hormone: tuyến giáp, tuyến thượng thận, tăng trưởng, testosterol ở nam giới, estrogen ở nữ giới.
U tuyến yên có thể dẫn đến vô sinh nếu làm tăng tiết prolactin, vì vậy cần phát hiện và điều trị sớm để hạn chế các biến chứng xấu xảy ra. Bệnh sẽ xuất hiện cả ở nam giới và nữ giới, nên khi có bất kỳ dấu hiệu đáng nghi nào thì bạn cũng nên đi thăm khám để phát hiện sơm. Hầu hết những trường hợp được phát hiện và điều trị sớm đều có khả năng kiểm soát bệnh tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.