Cùng tìm hiểu về dấu hiệu u tuyến yên

Tuyến yên là tuyến nội tiết nằm ở vị trí phần đáy của não. Tuy cơ quan này có kích thước khá nhỏ nhưng lại giữ vai trò sản sinh ra nhiều hormone quan trọng và tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể. Do đó, khi có sự xuất hiện bất thường của khối u cũng sẽ gây ra nhiều triệu chứng đa dạng. Vậy những dấu hiệu u tuyến yên cụ thể thế nào?

Bạn đang đọc: Cùng tìm hiểu về dấu hiệu u tuyến yên

1. Khái quát về u tuyến yên

U tuyến yên hình thành từ khối u do các tế bào tuyến yên bị phát triển bất thường. Những khối u này làm ảnh hưởng đến chức năng sản xuất và cân bằng hormone ở trong cơ thể. U tuyến yên có thể khiến tăng hoặc giảm sản sinh những hormone đang tham gia các hoạt động trong cơ thể. Điều này gây rất nhiều ảnh hưởng đến với sức khỏe người bệnh.

Cùng tìm hiểu về dấu hiệu u tuyến yên

U tuyến yên hình thành từ sự phát triển tế bào tuyến yên bất thường

Đa phần các trường hợp u tuyến yên đều được đánh giá là lành tính và chỉ tăng về mặt kích thước. Bên cạnh đó bệnh lý này không lây lan tới các cơ quan khác trong cơ thể. Trên thực tế thì trong khoảng 10 người trưởng thành sẽ có 1-2 người bị mắc u tuyến yên. Phần lớn vì u nhỏ và lành tính nên cũng không gây ảnh hưởng quá xấu tới người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần chú ý, theo dõi để đề phòng một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

2. Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh u tuyến yên

Những dấu hiệu u tuyến yên xuất hiện là do sự tăng sinh hoặc giảm sinh không bình thường của các hormone do cơ quan này sản xuất hay điều hòa sản xuất. Với từng trường hợp mà vị trí và kích thước khối u sẽ khác nhau, điều này khiến quá trình sản xuất hormone cũng sẽ có những ảnh hưởng không giống nhau.

2.1. Dấu hiệu u tuyến yên – tụt hormone

Khối u tuyến yên nếu có kích thước lớn, khi đó sẽ làm giảm khả năng sản xuất hormone. Sự thiếu hụt này sẽ khiến cho các cơ quan bên trong cơ thể không thể hoạt động bình thường. Từ đây sẽ dẫn đến một số dấu hiện điển hình như:

– Suy nhược cơ thể.

– Luôn có cảm giác buồn nôn và nôn mửa liên tục.

– Rối loạn chức năng sinh dục.

– Hay cảm thấy bị ớn lạnh.

– Với nữ: rối loạn kinh nguyệt, không đều hoặc có thể mất hẳn.

– Rối loạn đi tiểu, đi quá nhiều.

Tìm hiểu thêm: Nước tiểu có màu vàng đậm cảnh báo điều gì?

Cùng tìm hiểu về dấu hiệu u tuyến yên

Thiếu hormone tuyến yên sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe

2.2. Dấu hiệu tăng tiết hormone tuyến vỏ thượng thận

Khối u tuyến yên thường làm cho cơ quan này sản xuất ra nhiều hơn hormone tuyến vỏ thận. Từ đó thúc đẩy sự sản sinh hormone cortisol – nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng Cushing với những triệu chứng như:

– Lượng mỡ tích tụ ở bụng và trên lưng tăng lên.

– Tăng huyết áp, đường huyết.

– Làm thay đổi gương mặt (to tròn bất thường).

– Phần cánh tay, chân dần trở lên mảnh khảnh.

– Dễ bầm tím tại các bộ phận trên cơ thể, nổi mụn nhiều trên mặt.

– Tâm trạng hay trong trạng thái lo âu và dễ bị trầm cảm.

2.3. Dấu hiệu u tuyến yên – do tăng tiết hormone tăng trưởng

Tuyến yên chính là cơ quan sản xuất ra hormone tăng trưởng, với người mắc u tuyến yên, hormone này sẽ bị gia tăng quá nhiều sẽ gây ra:

– Phì đại kích thước bàn tay, cánh tay.

– Thường xuyên đổ mồ hôi, đau khớp và tăng huyết áp.

– Bắt đầu xuất hiện cả các vấn đề về tim mạch.

– Đối với trẻ nhỏ hay vị thành niên thì bị phát triển quá nhanh.

– Răng xuất hiện không đều.

2.4. Dấu hiệu do tăng tiết hormone Prolactin

Nồng độ prolactin ở trong máu nếu quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản với cả hai giới. Dấu hiệu bệnh từ đó cũng có những sự khác biệt nhất định

– Suy giảm sinh sản ở nữ giới: rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ bất thường hay xuất hiện dịch trắng sữa bất thường từ ngực (khi đang không mang bầu hay có con nhỏ).

– Suy giảm về chức năng sinh sản ở nam giới: rối loạn cương dương, hạn chế ham muốn, suy giảm tinh trùng.

Cùng tìm hiểu về dấu hiệu u tuyến yên

>>>>>Xem thêm: Người bị tuyến giáp có uống được omega 3 không?

Prolactin tăng cao sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

2.5. Dấu hiệu tăng hormone gây kích thích tuyến giáp

Tuyến giáp cũng là một tuyến nội tiết quan trọng và chịu ảnh hưởng của cả hormone sản xuất từ tuyến yên. U tuyến yên chủ yếu sẽ làm tăng sản xuất hormone thyroxin và làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa của cơ thể và xuất hiện các triệu chứng:

– Tụt cân.

– Tâm lý dễ bị kích động hoặc thường xuyên lo lắng.

– Nhịp tim bị rối loạn tăng giảm thất thường.

– Hay có nhu động ruột.

Những dấu hiệu của u tuyến yên khá là nguy hiểm và có thể xuất hiện đồng loạt, điều này gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng sẽ xuất hiện khi khối u có kích thước lớn và chèn ép các cơ quan khác. Lúc này, người bệnh cần được chuẩn đoán và điều trị sớm để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện.

3. Làm sao để ngăn ngừa được u tuyến yên?

Bệnh u tuyến yên có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi. Việc hạn chế các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh có thể được thực hiện bằng việc chăm sóc sức khỏe và thực hiện lối sống lành mạnh,…

– Cung cấp cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ. Đó là sự đầy đủ về hàm lượng các nhóm chất quan trọng, vitamin và chất chống oxy hóa.

– Hạn chế các loại thực phẩm đã qua chế biến sẵn hay thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều dầu mỡ,…

– Giảm tối đa rượu bia và các loại chất kích thích, thuốc lá,…

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sâu, ngủ đủ giấc.

– Luôn giữ tinh thần ở trạng thái thoải mái, hạn chế các căng thẳng từ công việc và cuộc sống gây ảnh hưởng cho tinh thần, não bộ.

– Chú ý duy trì chế độ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn.

– Thường xuyên thăm khám sức khỏe định để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Có thể thấy rằng, các dấu hiệu của u tuyến yên là rất đa dạng. Tình trạng còn tùy thuộc vào mức độ bệnh ảnh hưởng đến sự xuất hiện hormone và chèn ép các khu vực thần kinh xung quanh. Vì vậy, nếu thấy có bất cứ triệu chứng nghi ngờ bệnh nào hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm. Dựa vào kích thước, vị trí và cả hình ảnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phác đồ và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *