Tổng hợp cách lấy dị vật ra khỏi tai an toàn

Cách lấy dị vật ra khỏi tai dù theo cách nào cũng cần đảm bảo tính an toàn, hiệu quả cho người bệnh. Thêm vào đó, cần xử lý sớm tình trạng này để tránh những biến chứng nguy hiểm của vấn đề dị vật trong tai.

Bạn đang đọc: Tổng hợp cách lấy dị vật ra khỏi tai an toàn

1. Dị vật trong tai và những vấn đề cần biết

1.1. Dị vật trong tai là những gì?

Dị vật trong tai là tình trạng có vật lạ mắc hoặc tiến vào ống tai của, gây những cảm giác khó chịu và có thể gây tổn thương ống tai và tai trong. Có nhiều vật thể có thể trở thành dị vật trong tai như:

– Các đồ chơi, vật thể nhỏ: thường là trong tình huống dị vật trong tai trẻ nhỏ, do trẻ nhỏ nghịch và nhét dị vật vào tai.

– Bông gòn: Thường xảy ra do tình huống ngoáy lỗ tai bằng bông và phần bông bị dính lưu lại trong lỗ tai và trở thành dị vật trong tai.

– Côn trùng: Côn trùng có thể chui vào tai làm tổ trong tai để lại nhiều hệ lụy.

Tổng hợp cách lấy dị vật ra khỏi tai an toàn

Dị vật trong tai có thể là bất kỳ đồ vật nào trong đời sống và bắt nguồn từ nhiều tình huống

1.2. Những nguy cơ từ vấn đề dị vật có trong tai

Dị vật trong tai có thể xảy ra với mọi đối tượng, trong đó phổ biến nhất là với trẻ em. Thông thường, nếu không điều trị sớm, dị vật trong tai có thể để lại nhiều hệ lụy:

– Nguy hiểm thủng màng nhĩ: Dị vật sắc nhọn hoặc các côn trùng có thể đâm thủng màng nhĩ của người bệnh và gây những khó khăn nhất định như tình trạng nghe kém, điếc,…

– Tình trạng nhiễm trùng: thường do chất bơm hoặc chất hữu có còn lại sau khi thực hiện gắp dị vật tai.

– Tình trạng chấn thương ở ống tai ngoài: Thường là vấn đề ống tai ngoài xảy ra tình trạng rách, chảy máu, phù nề do dị vật sắc nhọn hoặc côn trùng gây nên.

– Nguy cơ tổn thương tai giữa và tai trong: Dị vật sinh tình trạng viêm nhiễm và có thể làm nhiễm trùng tai giữa, tai trong. Chính vì thế nên sớm điều trị vấn đề dị vật tai để tránh những tổn thương không lường trước.

1.3. Cách nhận biết có dị vật trong tai để sớm giải quyết dị vật

Dị vật trong tai có thể không gây cảm giác tồn tại rõ rệt nếu dị vật nhỏ và không nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dị vật gây ra những biểu hiện kiểu hình cụ thể như:

– Cảm giác đau tai, khó chịu do dị vật mang đến. Thông thường, điều này thường xảy ra khi dị vật đã gây tổn thương đến tai hoặc màng nhĩ.

– Nghe kém: Dị vật choán đường tai có thể khiến người bệnh nghe kém hơn. Trong trường hợp dị vật gây thủng màng nhĩ, người bệnh có thể rơi vào tình trạng mất thính lực.

– Cảm giác ù tai do vấn đề viêm nhiễm và thay đổi đường đi của âm thanh đến tai.

– Một số tình huống khác: Người bị dị vật côn trùng có thể cảm thấy khó chịu, nhột, ngứa ngáy. Tình trạng ngứa ngáy này cũng có thể xảy ra do dị vật trong tai gây tổn thương và viêm nhiễm. Một số đối tượng khác có thể bị chóng mặt, đau tai. Trong trường hợp dị vật gây viêm nhiễm cũng có thể khiến người bệnh bị chảy mủ hoặc máu từ tai.

Tìm hiểu thêm: Viêm xoang mũi có nguy hiểm không?

Tổng hợp cách lấy dị vật ra khỏi tai an toàn

Dị vật trong tai khiến người bệnh đau nhức tai, mệt mỏi và nhiều hệ lụy

2. Các cách lấy dị vật trong tai ra khỏi tai cho người bệnh.

Cách lấy dị vật trong tai như thế nào phụ thuộc lớn vào dị vật là gì.

2.1. Cách lấy dị vật là côn trùng ra khỏi tai

Với dị vật trong tai là côn trùng, nên chú ý: tắt đèn đi và đến khu vực không có ánh sáng, dùng đèn pin soi vào trong tai để côn trùng bay ra theo đường ánh sáng. Ngoài ra, tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ thực hiện các hình thức làm bất hoạt côn trùng trước khi thực hiện thao tác gắp dị vật hoặc để dị vật tư trôi ra. Điều này được thực hiện bằng cách dùng oxy già, nước ấm với dụng cụ bơm nước vào tai. Sau đó, bác sĩ sẽ gắp hoặc rửa trôi công trùng, xử lý các vấn đề về viêm nhiễm và làm sạch tai cho người bệnh.

2.2. Cách lấy dị vật là đồ vật trong tai

Với dị vật là các đồ chơi, vật nhỏ được nhét vào tai, cần nhờ các bác sĩ dùng ống hút hoặc nhíp, hoặc dụng cụ móc để lấy vật ra. Điều quan trọng là không đẩy dị vật vào sâu hơn bên trong.

2.3. Mẹo chọn dụng cụ gắp dị vật tai

Tại các cơ sở y tế, có nhiều kỹ thuật giúp loại bỏ dị vật. Việc lựa chọn kỹ thuật nào sẽ phụ thuộc vào hình dạng, vị trí dị vật trong ống tai:

– Dùng bơm nước đối với những dị vật nhỏ với đường kính tầm dưới 2mm. Ví dụ: côn trùng nhỏ, cát, bụi,…

– Dùng ống thông có đầu hút với những dị vật mềm, dễ vỡ khi tiếp xúc hoặc những đồ vật khó cầm nắm, tròn, nhẵn,…

– Một số dụng cụ thủ công như thìa nạo ráy tai, móc góc vuông, nhíp,,… để loại bỏ những dạng đồ vật lớn, côn trùng, pin nút, bông,,…

– Gây mê gắp dị vật thường được sử dụng với đối tượng trẻ nhỏ không dễ ngồi yên để thực hiện thủ thuật gắp dị vật.

– Dùng kháng sinh với tình trạng dị vật gây thủng màng nhĩ. Điều này rất cần thiết để tránh tình trạng nhiễm trùng và giúp màng nhĩ phục hồi theo lộ trình.

Tổng hợp cách lấy dị vật ra khỏi tai an toàn

>>>>>Xem thêm: Cách lấy xương bị hóc nhanh chóng, hiệu quả

Thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách lấy các dị vật ra khỏi tai

3. Một số sai lầm cần tránh khi sử dụng các cách để lấy dị vật ra khỏi tai

Việc loại bỏ dị vật tai cần thực hiện sớm để tránh những vấn đề và biến chứng mà dị vật gây ra. Tuy nhiên, không nên thực hiện một cách vội vàng mà mắc phải những sai lầm trong việc gắp dị vật. Bạn nên chú ý khi gắp dị vật trong tai:

– Khi nghi ngờ thủng màng nhĩ, bạn không được sử dụng cách bơm nước.

– Nếu dị vật là đối tượng mềm hoặc những dị vật có thể nở ra, phồng nên khi gặp nước cũng không được áp dụng các bơm nước. Điều này cũng tránh áp dụng với các đối tượng là pin, nam châm,…

– Tình trạng sưng hoặc nhiễm trùng ống tai ngoài cần thăm khám bác sĩ kỹ càng trước khi điều trị.

Như vậy cách lấy dị vật ra khỏi tai sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng dị vật cũng như vấn đề xảy ra với người bệnh. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, bắt buộc phải lấy dị vật ra khỏi tai và xử lý đúng cách những gì mà dị vật tai gây nên. Chính vì thế, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng uy tín để được hỗ trợ đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *