Viêm khớp vai và cách điều trị nhanh chóng

Viêm khớp vai và cách điều trị dứt diểm chuẩn y khoa sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang đọc: Viêm khớp vai và cách điều trị nhanh chóng

1. Viêm khớp vai là gì có chữa được không?

Khớp vai là một khớp lớn của cơ thể, có vai trò quan trọng trong vận động sinh hoạt, thể thao, lao động. Khớp vai liên quan đến các rễ thần kinh vùng cổ, phần trên lưng và các hạch giao cảm cổ. Viêm khớp vai và cách điều trị dứt điểm là vấn đề quan tâm của nhiều người bệnh.

Viêm khớp vai là tình trạng người bệnh bị đau, khó vận động vai do tổn thương phần mềm ở: gân, bao khớp, cơ, dây chằng. Không bao gồm các tổn thương ở đầu xương, sụn và màng hoạt dịch.

Viêm khớp vai và cách điều trị nhanh chóng

Viêm khớp vai khiến người bệnh khó vận động tay

Trong đó, viêm khớp vai thể đông cứng là thể phổ biến nhất. Thể này xuất hiện khi bao khớp vai dày lên. Người bệnh thường có cảm giác đau, khó cử động, vận động vai. Theo thời gian, cơn đau tăng dần cường độ và tần suất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống, công việc của người bệnh.

Tại Việt Nam, bệnh viêm khớp vai chiếm khoảng 2% dân số. Trong số các bệnh nhân mắc bệnh về khớp, viêm khớp vai chiếm tỷ lệ khoảng 12,5%.

2. Phương pháp chẩn đoán viêm khớp vai

Trong quá trình khám viêm khớp vai, bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về tình trạng sức khỏe bệnh nhân như: các hoạt động thường ngày, tiền sử mắc bệnh, nghề nghiệp, tần suất, mức độ cơn đau…

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh để đánh giá bệnh và loại trừ tổn thương sụn, khớp vai.

– Siêu âm vai: Thông qua chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện tổn thương đang xảy ra ở khớp vai.

– Chụp X-quang vai: Chụp X-quang là phương pháp nhận biết các tổn thương cơ bản trong khớp vai. Một số trường hợp khi chụp X-quang có thể phát hiện hình ảnh gián tiếp của thoái hóa hay sự lắng đọng calci tại gân cơ vùng trên gai.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán chính xác các tổn thương phần mềm ở khớp vai.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ khớp

Viêm khớp vai và cách điều trị nhanh chóng

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bệnh chi tiết

– Nội soi khớp vai: Đây là thủ thuật xâm nhập có tác dụng chẩn đoán và điều trị bệnh.

Trong đó, siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI) là hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho kết quả chuẩn xác, đơn giản và nhanh chóng. Các phương pháp này giúp người bệnh phát hiện tình trạng viêm ở khớp vai kịp thời. Nội soi khớp vai chỉ nên áp dụng can thiệp điều trị trong trường hợp cần thiết.

3. Viêm khớp vai và cách điều trị nhanh chóng

Viêm khớp vai và cách điều trị hiệu quả và nhanh chóng cần kết hợp thực hiện nhiều biện pháp với nhau.

3.1. Viêm khớp vai và cách điều trị nội khoa

– Sử dụng các loại thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức vai. Tuy nhiên, khi sử dụng cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ điều trị về liều lượng cụ thể và cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Tiêm corticoid: Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân đau khớp vai đơn thuần. Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm corticoid vào bao gân hoặc tiêm vào bao thanh dịch ở dưới cơ delta.

Người bệnh chỉ được tiêm 1 lần duy nhất. Sau khoảng 3-6 tháng người bệnh có thể tiêm nhắc lại trong trường hợp bệnh tái phát.

– Nội soi ổ khớp vai để lấy tinh thể canxi lắng đọng.

– Tiêm huyết tương tiểu cầu: Những người dưới 60 tuổi xảy ra tình trạng đứt bán gân mũ cơ quay do các chấn thương có thể được bác sĩ chỉ định tiêm huyết tương chứa lượng tiểu cầu cao.

Huyết tương nhiều tiểu cầu sẽ hỗ trợ phục hồi sức khỏe của cơ thể. Thông qua đó, người bệnh rút ngắn quá trình phục hồi tế bào, hạn chế đau và đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.

3.2. Viêm khớp vai và cách điều trị: Sinh hoạt khoa học

– Người bệnh nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp phòng bệnh và cải thiện tình trạng thoái hóa ở khớp vai.

– Thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày và tập luyện thể dục thể thao một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động vai quá sức. Sau khi điều trị một thời gian, nếu bệnh thuyên giảm, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng để vai phục hồi chức năng từ từ.

Viêm khớp vai và cách điều trị nhanh chóng

>>>>>Xem thêm: [GIẢI MÃ] Hay mỏi tay trái là do đâu?

Tập luyện thể dục thể thao giúp xương khớp vai dẻo dai và khỏe hơn

3.3. Viêm khớp vai và cách điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật nối gân là phương án điều trị bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân ở thể giả liệt khớp vai. Với người trẻ tuổi bị đứt gân do các chấn thương, nối gân là phương pháp dễ thực hiện hơn.

Đối với trường hợp người bệnh ở độ tuổi từ 60 trở lên, bị đứt gân do thoái hóa, bác sĩ cần xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh kỹ lưỡng. Người bệnh cần đảm bảo sức khỏe ổn định mới có thể xem xét tiến hành phẫu thuật.

3.4. Viêm khớp vai và cách điều trị: Vật lý trị liệu

Bằng cách thực hiện các liệu pháp như: mát-xa, châm cứu, bấm huyệt… người bệnh có thể giảm thiểu các cơn đau nhói ở khớp vai. Nếu cơn đau ở vai không có hiện tượng bị sưng hoặc nóng lên, người bệnh có thể dùng các liệu pháp điều trị bằng nhiệt đó là:

– Bó nến

– Hồng ngoại

– Sóng ngắn

– Sóng siêu âm

Khi vai bị sưng và đau ở mức độ cao, người bệnh cần phải hạn chế vận động vai cũng như những vùng bị tổn thương xung quanh. Sau quá trình điều trị, người bệnh cần tập luyện thường xuyên. Các bài thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp phục hồi chức năng thông thường của khớp vai.

4. Phòng bệnh viêm khớp vai thế nào?

Để giảm áp lực lên khớp vai, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm, người bệnh cần chú trọng thực hiện các phương pháp phòng bệnh sau:

– Tránh làm việc nặng nhọc, gắng sức, nhất là mang vác nặng ở vai.

– Cẩn thận khi làm việc và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

– Tránh gây ra các chấn thương ở khớp vai hoặc xung quanh vai.

– Nếu thay đổi tư thế, người bệnh nên cử động từ từ hai khớp vai.

– Trước khi vận động thể thao hãy làm nóng người và cử động, vận động vai nhẹ nhàng.

– Nghỉ ngơi hợp lý để vai được thư giãn sau quá trình dài làm việc.

– Thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh xương khớp nếu có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *