Tuyến yên là tuyến nội tiết có kích thước khá nhỏ, nằm tại vùng hố yên trong não. Đây là nơi sản xuất ra nhiều loại hormone rất quan trọng trong quá trình điều hòa hoạt động của cơ thể. Vì vậy, khi tuyến yên có vấn đề sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cả quá trình điều trị sau này. Bệnh suy tuyến yên không quá phổ biến nên cũng ít người có thể biết và phát hiện sớm.
Bạn đang đọc: Bệnh suy tuyến yên và những điều cần biết
1. Tìm hiểu về suy tuyến yên
Tuyến yên có vị trí ở vùng dưới não và là nơi tổng hợp nhiều loại hormone. Những hormone này giữ vai trò quan trọng trong kích thích và điều hòa hoạt động của các tuyến như: tuyến thượng thận, tuyến giáp hoặc các cơ quan sinh dục.
Tuyến yên tuy có kích thước khá nhỏ nhưng lại có nhiều vai trò quan trọng
Bệnh suy tuyến yên xuất hiện khi cơ quan này có trạng thái hoạt động yếu đi, làm cho hormone sản xuất không đủ cho nhu cầu thực tế của cơ thể. Đây được xem là một bệnh lý khá ít gặp. Vì vậy không tránh khỏi việc mọi người có ít kiến thức về nó. Một điều nữa khiến cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn là: mức độ tiến triển bệnh chậm, diễn ra một cách âm thầm, từ từ. Chỉ đến khi suy tuyến yên đạt đến mức độ nào đó và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tuyến khác một cách rõ ràng thì triệu chứng mới dần xuất hiện nhiều.
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy tuyến yên là:
– Do các bệnh lý làm nhiễm khuẩn: viêm màng não do vi khuẩn, viêm não, nấm, lao,…
– Bị hoạt tử tuyến yên (sau sinh): do mất máu quá mức gây rối loạn tuần hoàn, nhiễm khuẩn nặng,… (thời gian sinh và sau sinh rất dễ gặp phải). Khi hoại tử sẽ làm cho tế bào của tuyến yên bị chết hẳn và gây suy giảm hoạt động các cơ quan.
– Tắc nghẽn mạch máu hay giảm cung oxy: khi bị chấn thương sọ não ở các vùng liên quan hay ảnh hưởng tới lưu thông máu, viêm động mạch thái dương, nghẽn mạch trong xoang,… cũng có thể gây ra suy tuyến yên.
– Nhồi máu bên trong tuyến yên, tình trạng này thì khá hiếm gặp và đa phần xuất hiện đối với người bị thoái hóa mạch máu hay đang bị tiểu đường.
Những yếu tố là nguy cơ dẫn đến suy tuyến yên: xạ trị tại vùng dưới đồi tuyến yên, tiểu sử về chấn thương nền sọ, nhiễm trùng não, đột quỵ, phẫu thuật tuyến yên…
Đặc biệt, đối tượng nào cũng có nguy cơ cao mắc suy tuyến yên và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe do bị thiếu hụt hormone do cơ quan này sản xuất. Vì vậy, hiểu biết về bệnh và phòng ngừa sớm là điều vô cùng quan trọng.
2. Những triệu chứng của suy tuyến yên
Đặc điểm của tình trạng suy tuyến yên đó là sự tiến triển từ từ và các triệu chứng thì không rõ ràng dễ bị nhầm lẫn. Đa phần người mắc bệnh lý sẽ không phát hiện được ở giai đoạn đầu. Chỉ khi tình trạng trở nặng ở mức độ nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác thì mới phát hiện ra.
Tùy theo từng mức độ và các cơ quan bị ảnh hưởng mà người bệnh sẽ thấy những triệu chứng khác nhau. Một số điển hình hay gặp như:
2.1. Triệu chứng bệnh suy tuyến yên do giảm chuyển hóa
Suy tuyến yên làm giảm hormone gây kích thích tuyến giáp – tuyến sản sinh hormone chính trong quá trình chuyển hóa chất với cơ thể. Vì vậy, người mắc suy tuyến yên có thể xuất hiện các triệu chứng giảm chuyển hóa như:
– Táo bón.
– Cơ thể luôn trong trạng thái suy yếu, mệt mỏi, không muốn hoạt động.
– Thường xuyên cảm thấy đầy đầy hơi hoặc khó chịu hệ tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm ảnh hưởng đến tuyến giáp
Suy tuyến yên có thể gây ra hiện tượng đầy hơi khó tiêu với người bệnh
2.2. Triệu chứng xuất hiện ở tinh hoàn
Triệu chứng của suy tuyến yên đối với cơ quan sinh sản ở nam thường gặp khá nhiều. Rối loạn về chức năng tinh hoàn (thiếu hụt hormone điều hòa từ tuyến yên) khi này sẽ dẫn đến các vấn đề về: sản xuất tinh trùng và khả năng cường dương,…
2.3. Triệu chứng bệnh suy tuyến yên tại buồng trứng
Buồng trứng là nơi sản xuất, nuôi dưỡng và tích trữ trứng để đảm bảo cho chức năng sinh sản. Bệnh nhân nữ bị suy tuyến yên sẽ kéo theo giảm chức năng hoạt động buồng trứng. Khi đó, hormone sinh dục cũng giảm và gây ra các triệu chứng:
– Hiện tượng bị khô rát ở vùng âm đạo.
– Rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt các tháng.
– Cảm giác đau khi quan hệ, và giảm ham muốn.
2.4. Triệu chứng xuất hiện ở tuyến thượng thận
Hormone tuyến yên còn có trách nhiệm điều hòa các hoạt động của tuyến thượng thận. Vì vậy suy tuyến yên cũng sẽ tác động gây ra một số triệu chứng đối với tuyến thượng thận. Cụ thể với các triệu chứng như: hoa mắt chóng mặt cả khi đứng yên, thấy mệt mỏi và yếu người, xuất hiện đau ở vùng eo và dạ dày,…
Không chỉ ở người trưởng thành, suy tuyến yên cũng xuất hiện ở trẻ nhỏ và gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Triệu chứng ở trẻ nhỏ thường sẽ nặng hơn hẳn so với người lớn. Vì vậy phát hiện và điều trị sớm là điều hết sức quan trọng. Một vài dấu hiệu cụ thể của bệnh lý ở trẻ nhỏ có thể thấy như:
– Có hiện tượng vàng da, vàng mắt với trẻ sơ sinh.
– Đường huyết xuống thấp.
– Đối với trẻ nam, dương vật nhỏ đến tuổi dậy thì lại không phát triển tiếp được.
– Thường xuyên biếng ăn và sụt cân.
– Chậm trong quá trình dậy thì, hoặc có thể là không dậy thì.
– Thường xuyên gặp phải các cơn đau đầu dữ dội và giảm thị lực.
– Mặt dễ bị sưng do hiện tượng tích nước.
– Chiều cao không phát triển nhiều khi ở tuổi dậy thì.
>>>>>Xem thêm: Mổ u tuyến giáp phải nằm viện bao lâu – Góc giải đáp
Bệnh suy tuyến yên ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao
3. Những phương pháp trong điều trị suy tuyến yên
Điều trị đối với bệnh suy tuyến yên cần được dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh. Để xác định chính xác nguyên nhân bác sĩ cần biết về: tiền sử bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm. Thực hiện xét nghiệm nước tiểu và máu sẽ biết được lượng hormone được sản xuất ra. Từ đó sẽ xác định và chuẩn đoán được bệnh.
Bệnh lý này thường được điều trị nguyên nhân kết hợp với liệu pháp thay thế hormone. Điều này giúp bù lượng hormone đang thiếu hụt trong cơ thể. Trong một số trường hợp vẫn không thể khắc phục được chức năng của tuyến yên. Khi này người bệnh bắt buộc phải duy trì thuốc cả đời.
Các triệu chứng của suy tuyến yên xuất hiện cho thấy sự thiếu hụt về hormone trầm trọng. Bạn nên chú ý để thăm khám sớm nếu thấy có sự bất thường trong sức khỏe. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp khả năng hồi phục tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.