Hóc xương cá là một tình trạng xảy ra phổ biến, nhất là với trẻ nhỏ. Trên các trang mạng, hội nhóm liên tục truyền nhau những mẹo dân gian giúp khắc phục vấn đề này. Vậy làm cách nào để chữa hóc xương cá cho trẻ em hiệu quả?
Bạn đang đọc: Lưu ngay cách chữa hóc xương cá cho trẻ em
1. Dấu hiệu tình trạng hóc xương cá ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ bị hóc xương cá thường có biểu hiện khó chịu, quấy khóc
Cá là một món ăn bổ dưỡng và cần thiết cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là món ăn gây ra nhiều vấn đề với những chiếc xương rắc rối. Nhất là đối tượng trẻ nhỏ rất dễ bị mắc xương cá ở cổ họng. Dù đã rất cẩn thận, nhai rất kĩ nhưng vẫn có những trường hợp bị bỏ sót xương. Điều này là bởi hình dạng của xương cá vốn nhỏ, dẹt và mỏng.
Trẻ em bị hóc xương cá thường sẽ có những biểu hiện sau:
– Trẻ đang ăn thì đột nhiên dừng lại và không chịu nuốt.
– Trẻ bị chảy nước dãi, nhớt từ miệng nhiều.
– Trẻ bị nôn ọe và khạc nhổ liên tục, khóc nhiều.
– Trẻ từ 3 tuổi trở lên thường có thể chỉ tay vào trong họng hoặc tự cho tay vào móc họng, kêu đau, khó chịu khi nuốt.
– …
2. Những loại xương cá trẻ dễ hóc khi ăn
Tìm hiểu thêm: Phòng khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng
Một số loại cá phổ biến trong có cấu trúc xương dễ khiến bị hóc khi ăn
Trên thực tế, có một số loại cá phổ biến, cấu trúc xương rất phức tạp. Thậm chí chúng có nhiều xương dăm, nhỏ li ti, xương cứng. Do vậy, khi trẻ ăn cần được người lớn nhặt xương ra trước. Sau đây là một số loại cá dễ khiến trẻ bị mắc xương:
– Cá chép.
– Cá trích có mình dày.
– Cá rô.
– Cá hồi.
– Cá quả
3. Những biến hứng nguy hiểm của hóc xương cá ở trẻ em
Hóc xương cá tuy là một tình trạng không còn hiếm gặp nhưng nếu không xử lý kịp thời, đúng cách sẽ rất dễ gây nguy hiểm. Đặc biệt, với trẻ nhỏ do chưa ý thức được hành động và mức độ nguy hiểm nên càng dễ xảy ra biến chứng khi cố tự lấy xương khỏi cổ họng. Cụ thể, những biến chứng có thể xảy ra là:
– Xương cá dễ bị mắc sâu vào cổ họng dẵn tới áp xe cục bộ ở phần niêm mạc họng. Khi khối áp xe phát triển tới mức quá lớn có thể khiến tắc khí quản và bị ngạt thở.
– Trường hợp xương cá đâm sâu vào thực quản có thể gây thủng thực quản, động mạch chủ ở vùng họng bị tổn thương.
– Nếu xương cá trôi xuống hệ tiêu hóa không có nghĩa xương có thể được tiêu hóa nhanh chóng. Vẫn có những xác suất gây nguy hiểm như xương cá khiến thủng dạ dày, thủng ruột thừa, thủng ruột non, nhiễm trùng ổ bụng, …
– Khi xương cá không được tiêu hóa trước mà đi xuống hậu môn có thể gây ra áp xe hậu môn. Tình trạng này diễn biến xấu có thể dẫn tới viêm nhiễm, đường rò ở vùng hậu môn.
4. Phương pháp để chữa hóc xương cá cho trẻ em
>>>>>Xem thêm: Nên cắt amidan ở đâu? Bỏ túi mẹo chọn địa chỉ điều trị uy tín
Điều trị hóc xương cá cho trẻ em kịp thời để tránh biến chứng
Khi phát hiện trẻ bị hóc xương cá, ta không nên hoảng loạn mà cần bình tĩnh xử lý. Sau đây là các bước điều trị hóc xương cá cho trẻ em khẩn cấp:
4.1 Cho trẻ ngừng ăn
Ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện của hóc xương cá, ta nên cho trẻ ngừng ăn ngay. Hãy trấn an tinh thần, giúp trẻ bình tĩnh. Việc trẻ hoảng sợ, quấy khóc lúc này khiến ta khó kiểm soát tình trạng của trẻ. Đồng thời, điều này có thể khiến xương cá bị trôi hay đâm sâu hơn vào cổ họng.
4.2 Kiểm tra cổ họng bé
Sau khi đã giúp bé bình tĩnh hơn, hãy yêu cầu bé há miệng để kiểm tra. Ta sử dụng đèn pin soi vào để xem tình trạng xương cá đang mắc ở đâu. Ngay khi đã xác định được vị trí mắc xương cá, ta hãy sử dụng kẹp y tế đã được sát khuẩn để gắp xương ra ngoài. Trong quá trình xử lý, ta cần thao tác nhẹ nhàng. Đồng thời hãy nói chuyện hoặc làm bé phân tâm, tránh tình trạng cựa quậy gây tổn thương tới vùng họng.
4.3 Cho trẻ uống nước
Tiếp đến, hãy cho trẻ uống nước để kiểm tra xem đã hết tình trạng hóc xương chưa. Trong trường hợp bé có thể uống nước bình thường và không thấy đau đớn đồng nghĩa đã hết bị hóc xương. Đối với trường hợp trẻ bị hóc xương đã lớn, hãy hỏi thử cảm giác của trẻ xem còn đau, vướng khi nuốt không để xác định tình hình.
4.4 Đưa trẻ tới bệnh viện
Trong tình huống ta kiểm tra nhưng không xác định được vị trí xương bị mắc nhưng bé vẫn có biểu hiện đau, khó chịu, khóc lớn, hãy đưa bé tới bệnh viện để được kiểm tra. Rất có thể, xương cá đã đi xuống sâu dưới thực quản khiến không thể thấy qua những kiểm tra bằng mắt thường tại nhà. Sau khi đã nắm rõ tình hình, bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để lấy xương ra.
5. Những sai lầm khi xử lý hóc xương cá cho trẻ em
Khi đang xử lý hóc xương cá cho trẻ, cha mẹ cần tránh những sai lầm sau. Những hành động này nếu không cẩn thận sẽ khiến hóc xương nặng hơn, thêm nguy hiểm cho trẻ:
– Đưa tay vào phía trong họng để tìm xương cá: Hành động đưa tay vào tìm không chỉ không giúp khắc phục tình trạng hóc xương. Điều này còn có thể đẩy trẻ vào tình huống nguy hiểm. Xương sẽ dễ bị mắc sâu xuống dưới, gây tình trạng khó chịu, ảnh hưởng quá trình thở. Trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm.
– Sử dụng miếng thức ăn to để nuốt trôi xương xuống: Những phương pháp như nuốt cục cơm hay chuối to với mục đích đẩy xương cá trôi xuống dạ dày tưởng chừng giúp trẻ thoát khỏi tình trạng hóc xương cá. Tuy nhiên, chính hành động này lại khiến trẻ dễ gặp những biến chứng nguy hiểm như thủng mạch máu, thủng thực quản.
– Cho trẻ ho, khạc mạnh nhiều lần: Khi trẻ cố khạc mạnh để xương dễ dàng ra ngoài sẽ khiến trẻ bị tổn thương vùng niêm mạc họng. Nguy hiểm hơn, xương cá có thể do đó mà tụt ngày sàng sâu khi trẻ vô tình hít mạnh.
– Áp dụng những mẹo dân gian: Trong nhiều trường hợp trẻ bị hóc xương cá, người nhà đã tiến hành xử lý bằng mẹo như ngậm, nuốt chanh, vỏ cam, nhét tỏi vào lỗ mũi, … Những phương pháp này không có căn cứ dựa trên cơ sở khoa học, không đảm bảo an toàn.
Trên đây là những lưu ý để chữa hóc xương cá cho trẻ em. Ta hãy lưu lại để có thể áp dụng khi cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.