Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

Bệnh ung thư phổi nếu ở những giai đoạn mới thì thường khó có biểu hiện rõ ràng tuy nhiên nếu các dấu hiệu trở nên rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn hơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người bệnh phân biệt những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

1. Tìm hiểu về các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong số các bệnh lý ác tính với số lượng người mắc và tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao trong số các bệnh lý ung thư. Hiện nay căn bệnh này có thể kiểm soát được từ sớm những nguy cơ bệnh và phát hiện được những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu để người bệnh có nhiều cơ hội hơn.

Những nguy cơ bệnh ung thư phổi với nguy cơ cao bao gồm:

– Chủ động hay bị động hít nhiều khói thuốc lá, thuốc lào…

– Lao động trong môi trường độc hại, ô nhiễm hoặc có ảnh hưởng với a-mi-ăng, khói thuốc, kim loại nặng, nhựa, khí đốt, công nghiệp hóa dầu…

– Mắc những bệnh lý mạn tính tại phổi với những tắc nghẽn mạn tính, bệnh viêm phế quản với dị dạng biểu bì, tổn thương lao, mô sẹo cũ tại phổi…

Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

Tình trạng ung thư phổi bên phải của bệnh nhân

2. Những dấu hiệu bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu khó nhận biết

2.1 Có những cơn ho kéo dài – Dấu hiệu bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu phổ biến

Ho là tình trạng cho biết cơ thể đang bị cảm lạnh hay bị nhiễm trùng tại đường hô hấp. Hiện tượng này có thể tự khỏi sau 1-2 tuần tuy nhiên nếu ho kéo dài mà nhiều ngày không khỏi thì có thể là dấu hiệu của ung thư phổi.
Để biết chính xác tình trạng mình đang gặp phải, người bệnh nên kiểm tra phổi sớm nhất có thể bằng cách chụp X quang hoặc kết hợp với các xét nghiệm khác.

2.2 Đau ngực – Dấu hiệu bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu dễ nhận biết

Dấu hiệu đau ở vùng ngực là dấu hiệu rõ ràng của bệnh phổi, bên cạnh ngực, lưng hoặc vai cũng có thể đau nhức nếu người bệnh bị ung thư. Cơn đau thường liên tục, âm ỉ hoặc xảy ra không thường xuyên.
Người bệnh cần lưu ý xem mình bị đau ngực ở một khu vực hay đau ở toàn bộ khoang ngực. Nếu cơn đau do ung thư phổi thì có thể sẽ kèm theo khó chịu ở các hạch bạch huyết. Chúng có thể di căn đến thành ngực, xương sườn hoặc đến màng phổi.

2.3 Khàn tiếng

Bệnh ung thư phổi có thể khiến người bệnh bị thay đổi giọng nói và rất dễ nhận biết bởi giọng của người bệnh sẽ trở nên trầm khàn hơn rất nhiều. Đó cũng có thể là triệu chứng cảm lạnh thông thường.
Tuy nhiên nếu khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Nguyên nhân của hiện tượng này là khối u chèn lên dây thần kinh để điều khiển thanh quản khiến người bệnh bị biến đổi giọng nói.

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của acid folic đối với phụ nữ mang thai

Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

Khàn tiếng có thể là tín hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi

2.4 Tính chất cơn ho khác nhau

Nếu người bệnh đang bị ho và cơn ho thay đổi như: ho kéo dài thời gian, khàn tiếng, ho ra máu… thì đây cũng có thể là một tín hiệu cảnh báo của bệnh. Người thường xuyên hút thuốc lá cần đặc biệt lưu ý về tình trạng này.

2.5 Hơi thở khò khè hoặc thay đổi

Nếu đường thở viêm hoặc tắc nghẽn thì khi bạn hít thở có thể tạo ra âm thanh khò khè. Đa số những trường hợp này thường tự khỏi hoặc có thể điều trị nhưng nếu như tình trạng này kéo dài và dùng thuốc không khỏi thì bạn cần lưu ý đi khám sớm.

Tình trạng khó thở thường xuyên xảy ra cũng có thể là một dấu hiệu bệnh bởi một số bệnh nhân ung thư phổi bị thay đổi nhịp thở do khối u làm chật hẹp đường thở khiến chất lỏng tích tụ trong ngực. Nếu người bệnh thấy dấu hiệu này kết hợp với khó thở sau khi làm việc nặng thì cần theo dõi kì và đi thăm khám sớm.

2.6 Cân nặng sụt giảm bất thường

Nếu cân nặng đột nhiên thay đổi nhanh chóng dù bạn vẫn ăn uống đầy đủ chất thì đó cũng có thể là do căn bệnh ung thư phổi hoặc bệnh ung thư khác bởi cơ thể bị tiêu hao nhiều năng lượng cho ung thư khiến người bệnh khó kiểm soát được cân nặng.

2.7 Đau nhức đầu và đau mỏi cơ

Khối u tạo áp lực tới tĩnh mạch chủ sẽ khiến người bệnh ung thư phổi bị nhức đầu trầm trọng. Đây cũng là loại tĩnh mạch vận chuyển máu từ trên về tim, sức ép của khối u khiến bệnh nhân đau đầu thường xuyên.

Khối u phát triển cũng có thể chiếm diện tích của các cơ quan xung quanh khiến chúng chèn vào dây thần kinh ở lưng, ngực, vai và bụng khiến người bệnh đau nhức hoặc sưng viêm.

Đây là những triệu chứng điển hình và đặc trưng của bệnh ung thư phổi nhưng sẽ khác biệt ở mỗi người và tương đối dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Người bệnh bỏ qua những dấu hiệu này cũng là bỏ lỡ thời điểm “vàng” điều trị bệnh do đó bạn nên theo dõi kĩ tình trạng của mình trước khi bệnh diễn tiến nặng.

3. Những phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi hiện nay

Ung thư phổi được biết đến là bệnh lý phổ biến và mức độ nguy hiểm cao nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, khi thấy những bất thường của cơ thể thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, phát hiện càng sớm thì tiên lượng bệnh sẽ càng cao.

Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

>>>>>Xem thêm: Cách phát hiện ung thư cổ tử cung sớm

Bệnh nhân thăm khám với bác sĩ Ung bướu Singapore tại Thu Cúc TCI

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi có thể kể đến như: hóa trị, xạ trị, điều trị miễn dịch, điều trị đích, chăm sóc giảm nhẹ… Phác đồ điều trị của từng người sẽ được xây dựng dựa trên những đánh giá tổng quan về tình trạng bệnh và tình hình sức khỏe hiện tại của người đó.

Đồng thời, mỗi bệnh nhân ung thư phổi nên tránh xa môi trường ô nhiễm độc hại, rèn luyện những thói quen sinh hoạt và ăn uống có lợi cho sức khỏe để có được hệ miễn dịch tốt chống lại các tác nhân có hại, từ đó có được kết quả điều trị như mong đợi. Bệnh nhân ung thư phổi nên tìm một địa chỉ thăm khám và điều trị uy tín để được tư vấn, điều trị và xây dựng phác đồ để ngăn chặn dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu với các chuyên gia hàng đầu nhiều năm kinh nghiệm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *