Huyết áp bao nhiêu là cao?đe dọa tính mạng người bệnh

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đột quỵ đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy huyết áp bao nhiêu là cao?

Bạn đang đọc: Huyết áp bao nhiêu là cao?đe dọa tính mạng người bệnh

Huyết áp bao nhiêu là cao?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể hoặc có thể định nghĩa là một chỉ số dùng để biểu thị khả năng bơm máu của tim ra mạch máu và kháng lực của các mạch máu.  Huyết áp được đo bằng đơn vị là milimet thủy ngân, viết tắt là mmHg. Bất cứ chỉ số huyết áp nào nằm trong khoảng dưới 120/80 mmHg và trên 90/60 mmHg sẽ được coi là bình thường.

Huyết áp bao nhiêu là cao?đe dọa tính mạng người bệnh

Huyết áp được coi là cao khi trị số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên

Khi huyết áp tâm thu (số lớn hơn) nằm trong khoảng 120 đến 139 mmHg hoặc nếu huyết áp tâm trương (số nhỏ hơn) nằm trong khoảng từ 80 đến 89 mmHg là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn tiền tăng huyết áp.

Huyết áp tâm thu đạt ngưỡng từ 140 đến 159 mmHg hoặc nếu huyết áp tâm trương đạt ngưỡng từ 90 đến 99 mmHg được coi là giai đoạn 1 của bệnh huyết áp cao.

Chỉ số huyết áp coi là nguy hiểm là huyết áp tâm thu trên 160 mmHg và huyết áp tâm trương trên 100 mmHg. Đây là con số đáng báo động cho tình trạng sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời hiệu quả, bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Gần 48% người Việt mắc bệnh huyết áp cao

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng dị ứng gelatin có xu hướng tăng nhanh

Huyết áp bao nhiêu là cao?đe dọa tính mạng người bệnh

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ và tử vong cho người bệnh

Theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam, trên 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc mắc huyết áp cao. Kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có huyết áp bình thường (23,2 triệu người), có 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1% triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được..

Huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh không có những triệu chứng điển hình. Không phải lúc nào người mắc bệnh huyết áp cao cũng thấy khó chịu. Một số người huyết áp cao có triệu chứng lâm sàng như: chóng mặt, đau đầu, ù tai,… Tuy nhiên, rất nhiều người ại không có biểu hiện này.

Huyết áp bao nhiêu là cao?đe dọa tính mạng người bệnh

>>>>>Xem thêm: Lợi ích của nước chanh đối với sức khỏe thận và bàng quang

Người bệnh huyết áp cao cần được theo dõi định kỳ thường xuyên

Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.
  • Biến chứng lâu dài: Xảy ra nếu bệnh nhân sau một thời gian dài tăng huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng. Biến chứng gồm: Rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mạn, đau cách hồi.

Với người bệnh huyết áp cao, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra người bệnh cần theo dõi định kỳ thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng thuốc điều hòa huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *