Nội soi gắp dị vật trong phế quản giải quyết hóc

Gắp dị vật trong phế quản là điều trị bắt buộc đối với người bị dị vật đường thở ở khu vực phế quản. Phương pháp này được thực hiện tại các cơ sở y khoa có đầy thủ trang thiết bị phù hợp, bác sĩ có tay nghề cao và có kinh nghiệm về nội soi phế quản. Đồng thời, bệnh nhân thực hiện phương pháp này cần tuân thủ các vấn đề trước, trong và sau điều trị.

Bạn đang đọc: Nội soi gắp dị vật trong phế quản giải quyết hóc

1. Sơ lược về vấn đề dị vật trong phế quản

1.1. Nguyên nhân và vấn đề phát hiện dị vật trong phế quản

Dị vật trong phế quản là hệ quả của tình trạng hóc dị vật, thường được phát hiện sau một thời gian dài sau tình huống hóc dị vật của người bệnh. Dị vật gây hóc khá đa dạng, từ các loại liên quan đến đồ ăn như xương, hạt quả,… cho đến các loại đồ chơi hoặc vật dụng trong gia đình như răng giả, viên bi, mảnh ghép hình, mẩu đồ chơi, cúc áo, miếng nilon, nắp đậy một số sản phẩm với kích thước nhỏ, nam châm, pin cúc,…

Thông thường, các đối tượng dễ bị hóc và dị vật phế quản là trẻ em và người già. Tuy nhiên, trong các trường hợp điều trị dị vật phế quản tại TCI hiện nay, các đối tượng từ 25 tuổi đến 45 tuổi cũng rất phổ biến. Do đó, bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên đề phòng tình huống tai nạn này.

Nội soi gắp dị vật trong phế quản giải quyết hóc

Dị vật trong phế quản của trẻ (Nguồn ảnh: VTV.VN)

Khi hóc dị vật, người bệnh có thể nhận ra khá rõ tình trạng của mình với cảm giác vướng nghẹn ở cổ, đau nhức cổ và khó nuốt. Bên cạnh đó, một số tình trạng khác có thể kèm theo những biểu hiện đa dạng hơn như ho, chảy nước bọt, khó thở, mặt mày tím tái,… Tuy nhiên, khi dị vật ở phế quản, các biểu hiện lại không rõ ràng như thế. Điều này khiến bệnh nhân thường dễ nhầm lẫn và không biết về tình trạng dị vật trong phế quản của mình. Biểu hiện thường thấy nhất khi này là ho nhiều. Sau một khoảng thời gian nhất định, tình huống khó thở sẽ dần xuất hiện khi các ổ áp xe làm đường thở bị bít tắc.

1.2. Dị vật trong phế quản liệu có nguy hiểm không?

Dị vật đường thở nói chung và dị vật phế quản nói riêng luôn có những nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Do sự khác biệt đường kính và độ chếch của 2 phế quản mà dị vật phế quản thường ở phế quản bên trái nhiều hơn. Những nguy hiểm của dị vật phế quản có sự khác biệt theo hình dạng, kích thước, vị trí và thời gian tồn tại của dị vật trong khu vực này.

Hiện tượng dị vật phế quản có thể gây tắc nghẽn phế quản, co thắt phế quản và gây suy hô hấp. Nếu không được điều trị sớm, dị vật có thể gây biến chứng xẹp phổi, giãn phế quản vị trí chít hẹp, đặc biệt nguy hiểm hơn với các dị vật kích thước lớn và phức tạp. Ngoài ra, biến chứng hẹp đường thở, nhiễm khuẩn, viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, xẹp phổi cũng là điều mà bệnh nhân phải đối mặt. Những hiện tượng này khiến bệnh nhân thường đau tức ngực, khó thở, ho liên tục không rõ nguyên nhân,… Với các trường hợp dị vật phế quản, cần chụp CT ngực và kiểm tra triệu chứng thực thể để chẩn đoán chính xác.

Tìm hiểu thêm: Bé bị viêm họng phải làm sao?kiến thức xử trí

Nội soi gắp dị vật trong phế quản giải quyết hóc

Chụp CT Scanner để xác định dị vật trong phế quản

2. Hình thức nội soi gắp dị vật trong phế quản

2.1. Nội soi gắp dị vật phế quản qua ống cứng

Nhân viên y tế tham gia gồm: bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa hô hấp (đã được đào tạo soi phế quản).
Thiết bị cho phẫu thuật: thiết bị nội soi, kìm sinh thiết, kìm gắp chuyên dụng, thiết bị đốt điện cầm máu, sonde, snare; các dụng cụ cho phẫu thuật như bông băng, kim tiêm, dây truyền dịch, ống đựng bệnh phẩm, găng vô trùng, gạc vô trùng, áo mổ, găng tay, máy hút, ống dẫn oxy, mặt nạ oxy, bóng ambu, mặt nạ khí dung, dung dịch cố định bệnh phẩm,…

Với bệnh nhân: Bệnh nhân cần nhịn ăn trước soi 6 tiếng, Đồng thời, trước đó, nếu bệnh nhân được khám thấy có các tổ chức viêm quanh dị vật thì cần điều trị kháng sinh, corticoid khoảng 7-10 ngày và có đánh giá mức độ viêm trước phẫu thuật.

Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân ở tư thế ngửa và gây mê toàn thân. Người bệnh nhân được đặt với tư thế đầu ngửa để miệng – họng – dây thanh âm – khí quản ở trên một đường thẳng. Sau đó, bác sĩ dùng ống nội soi và tiến hành quan sát qua ống nội soi, kết hợp hình ảnh trên màn hình monitor để gắp dị vật, xử lý viêm nhiễm và các vấn đề dị vật gây ra.

2.2. Nội soi phế quản ống mềm để gắp dị vật

Nội soi phế quản ống mềm là phương pháp gắp dị vật với hình thức nội soi mới. Các thiết bị nội soi ống mềm hiện nay được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội so với nội soi ống cứng như đầu dây mảnh hơn, cơ động và linh hoạt hơn. Tuy vậy, không phải mọi phẫu thuật nội soi đều có thể sử dụng ống mềm.

Nội soi gắp dị vật trong phế quản giải quyết hóc

>>>>>Xem thêm: Mổ polyp mũi người bệnh nên tới các bệnh viện

Nội soi là phương pháp cần thiết trong phẫu thuật gắp dị vật phế quản

3. Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị gắp dị vật bằng ống nội soi

Sau khi được nội soi gắp dị vật phế quản, bệnh nhân cần được theo dõi hồi sức, kiểm soát các chỉ số về mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng oxy trong máu, điện tim,…

Người bệnh cũng cần theo sát đơn thuốc và chỉ dẫn mà bác sĩ đã kê. Đồng thời, cần chú ý vấn đề chăm sóc sức khỏe bản thân sau khi điều trị. Người bệnh nên ăn những đồ ăn nhẹ nhàng, không khô cứng để tránh việc họng chưa phục hồi phải tiếp xúc với những vấn đề này. Thêm nữa, cần tránh chất kích thích hay các đồ có vị mạnh (quá cay, quá mặn,…). Không nên sử dụng rượu bia hay các đồ có ga trong giai đoạn phục hồi này để tránh tổn thương hầu họng.

Ngoài ra, trong quá trình phục hồi sau điều trị dị vật phế quản, người bệnh cần chú ý bảo vệ hầu họng mình cẩn thận để tránh những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Đây cũng là thời điểm mà vi khuẩn, vi trùng dễ thâm nhập và gây các bệnh hô hấp. Thế nên, cần chủ động tránh gió, tránh tình trạng khô rát cổ họng hay khô niêm mạc mũi họng,…

Như vậy, gắp dị vật trong phế quản là phẫu thuật được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng uy tín tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị phù hợp. Sau quá trình điều trị, cần thời gian chăm sóc hậu phẫu phù hợp với sự theo dõi từ bác sĩ. Đồng thời, người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ hầu họng phế quản để quá trình phục hồi được hiệu quả và nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *