Có dị vật trong phổi và những nguy hiểm cần đối mặt

Có dị vật trong phổi mang đến những nguy hiểm trực tiếp cho người bệnh, liên quan đến các bệnh lý hô hấp và cả những nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Chính vì thế, không thể coi thường trường hợp này. Cần sớm phát hiện và nhờ hỗ trợ kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Bạn đang đọc: Có dị vật trong phổi và những nguy hiểm cần đối mặt

1. Tình huống dẫn đến có dị vật ở trong phổi

Dị vật trong phổi được mô tả là khi trong phổi có vật lạ bất thường xâm nhập. Thông thường, dị vật trong phổi là kết quả của tình trạng nuốt phải dị vật hoặc hóc. Khi bị hóc dị vật, dị vật thường ở vùng cổ họng. Dị vật không được gắp và cố nuốt xuống thường vướng lại ở khu vực đường thở, mà điển hình là vùng trong phổi.

Các dị vật được phát hiện ở phổi trong các cuộc phẫu thuật dị vật phổi khá đa dạng. Đó có thể là các đồ vật trong nhà như các mảnh đồ chơi của trẻ em, cúc áo, kẹp tam giác, … Cũng có thể, dị vật phổi là những vật liên quan đến đồ ăn như hạt lạc, hạt đậu, hột của các loại quả (hồng xiêm, mận,…). Dị vật trong họng rơi xuống phổi cũng có thể là các vật dụng như mảnh nilon, pin cúc, nam châm,… Nhìn chung, mọi vật được đưa vào miệng đều có thể trở thành dị vật.

Có dị vật trong phổi và những nguy hiểm cần đối mặt

Dị vật đa dạng và có thể là bất cứ vật gì bị nuốt

2. Làm thế nào để phát hiện tình trạng có dị vật đang trong phổi?

Dị vật trong phổi có thể gây ra những triệu chứng rất rõ ràng với người bệnh. Một số trường hợp khác thì triệu chứng không quá rõ, hoặc rõ dần theo thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do vị trí của dị vật ở phổi cũng như sự tác động của dị vật gây nên ở khu vực này.

Một số triệu chứng điển hình của việc có dị vật tồn tại trong phổi bao gồm:

2.1. Tình trạng ho nhiều, ho dai dẳng không rõ nguyên nhân của người bệnh.

Rất nhiều trường hợp vì vấn đề ho không rõ nguyên nhân, ho không thể chữa được mà đi khám bác sĩ và phát hiện ra dị vật trong phổi. Bệnh nhân cung Do đó, khi bị tình trạng ho không xác định nguyên nhân, cần sớm thăm khám, chụp CT scanner để chẩn đoán đúng nguyên nhân cũng như có thể phát hiện tình trạng dị vật trong phổi nhanh chóng nhất, từ đó điều trị sớm và tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Nổi mụn ở vành tai – nguy hiểm hay không? 

Có dị vật trong phổi và những nguy hiểm cần đối mặt

Ho nhiều là một trong những biểu hiện điển hình khi bị dị vật trong phổi

2.2. Tình trạng ăn uống kém dần và bất thường không do bệnh lý

Việc kém ăn uống có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó, tình trạng dị vật vùng phổi cũng là một trong những vấn đề gây ra.

2.3. Sốt bất thường cũng là triệu chứng của việc có dị vật trong phổi.

Khị bị sốt bất thường và sử dụng thuốc không hiệu quả, bạn nên đi kiểm tra để xác định đúng nguyên nhân bị sốt bởi đó có thể là do vấn đề dị vật trong phổi. Nguyên nhân của tình trạng sốt này thường là do dị vật gây viêm nhiễm trong khu vực phổi và làm người bệnh sốt.

2.4. Triệu chứng khó thở ở người có dị vật phổi

Triệu chứng khó thở ở người có dị vật phổi được coi là triệu chứng đặc trưng. Khi dị vật trong phổi, chúng có thể khiến viêm nhiễm, hoại tử các mô mà chúng đâm hoặc tác động vào. Ngoài ra, tình trạng áp xe do dị vật phổi khá điển hình. Áp xe khiến niêm mạc sưng phồng và bít tắc đường thở. Điều này khiến bệnh nhân dị vật phổi thường khó thở, bí thở.

Mặt khác, nếu dị vật rơi và mắc lại đúng khu vực đường thở, thì người bệnh có thể thấy hiện tượng khó thở, thậm chí đôi khi như tắc thở có thể đến từ rất sớm, ngay khi dị vật ở khu vực này.

Khi đi khám, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi, chụp CT scanner phổi và có thể thấy hình dạng dị vật cũng như những ảnh hưởng mà dị vật đưa đến (vấn đề viêm nhiễm, áp xe, tình trạng viêm phổi,…)

3. Dị vật ở trong phổi nguy hiểm không?

Với những triệu chứng đem lại, dị vật trong phổi đã cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe với người bệnh. Dị vật có thể đâm vào phổi gây tình trạng xẹp phổi, áp xe, viêm phổi. Vấn đề các mô hoại tử cũng là điều mà bệnh nhân cần đối mặt khi điều trị bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan và biến chứng tạo nên các bệnh lý như viêm dây thanh quản, viêm phế quản, …

Ngoài ra, dị vật cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân có thể đối diện với cứng khó thở, thậm chí là tắc thở, ngất xỉu bất thường vì thiếu khí và cần hỗ trợ sơ cứu ngay để bảo toàn tính mạng.

Cũng cần chú ý rằng, nhiều dị vật trong phổi vẫn có thể rơi xuống vùng dạ dày. Khi đó, người bệnh không phải đối diện với dị vật trong phổi, nhưng lại cần xem xét liệu hệ tiêu hóa và bài tiết có bị ảnh hưởng và biến chứng khi xuất hiện dị vật không.

Với những vấn đề này, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để để thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp, tránh những biến chứng mà dị vật trong phổi có thể gây ra.

Có dị vật trong phổi và những nguy hiểm cần đối mặt

>>>>>Xem thêm: Nhận biết và xử trí hóc dị vật thực quản đúng cách

Thăm khám để được gắp dị vật trong phổi nhanh chóng, đúng cách

4. Điều trị cho bệnh nhân có dị vật trong phổi

Trước tiên, các bác sĩ sẽ xác định tình trạng dị vật phổi bằng việc chụp CT scanner. Điều này sẽ giúp các bác sĩ nhìn nhận chính xác vị trí dị vật, hình dạng dị vật. Hình ảnh nội soi sẽ làm rõ hơn vấn đề ảnh hưởng từ dị vật, các vấn đề viêm nhiễm, vấn đề mô hạt quanh dị vật, các khu vực hoại tử,….

Điều trị nội soi là hình thức đơn giản nhất để giải quyết tình trạng dị vật trong phổi. Tuy nhiên, tùy vị trí và tính chất của vấn đề ảnh hưởng từ dị vật mà trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu việc mổ trực tiếp từ bên ngoài để lấy dị vật, xử lý biến chứng.

Sau quá trình phẫu thuật gắp dị vật ở trong phổi, bệnh nhân nên chú ý hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng hay quá mặn, các loại đồ uống và chất kích thích. Cũng nên chú ý ăn những món nhẹ nhàng, mềm, dễ nuốt trong quá trình chăm sóc hậu phẫu và bảo vệ hệ hô hấp tốt trong giai đoạn này.

Do việc có dị vật trong phổi luôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm không lường trước, nên điều quan trọng là cần cảnh giác và khám sớm khi có những dấu hiệu của dị vật phổi. Các bác sĩ Tai Mũi Họng cũng khuyên người bị hóc dị vật nên kiểm tra ngay từ sớm, tránh tình trạng dị vật rơi xuống phổi hay dạ dày với nhiều biến chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *