Thoát vị đĩa đệm biểu hiện gây nên các cơn đau nhức khó chịu, khiến người bệnh mệt mỏi và hạn chế trong sinh hoạt, vận động. Nhận biết sớm triệu chứng để được thăm khám, điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Thoát vị đĩa đệm biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh
1. Thoát vị đĩa đệm biểu hiện (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng)
Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường bị đau tại nhiều vị trí trên cột sống. Ban đầu, những triệu chứng này chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, thỉnh thoảng mới đau nên người bệnh chủ quan. Càng về sau cơn đau tăng lên dữ dội ảnh hưởng đến tâm lý, vận động và năng suất làm việc. Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần lưu ý là:
1.1. Thoát vị đĩa đệm biểu hiện đau thắt lưng
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ở vùng lưng xuất hiện các cơn đau đột ngột hoặc âm ỉ, đau liên tục và buốt từng cơn.
Đau thắt lưng là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.2. Cơn đau lan rộng xuống các vị trí khác
Khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau từ vùng thắt lưng lan xuống dọc vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi, gây cảm giác tê bì bàn chân.
Cơn đau thường có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh nằm nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi ho, hắt hơi, vận động mạnh, cơn đau sẽ dữ dội hơn. Với những người đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu cũng bị đau.
1.3. Thoát vị đĩa đệm biểu hiện giảm khả năng vận động
Người bệnh mất khả năng ưỡn lưng, cúi người, chân tay tê yếu, khó cầm nắm đồ vật và khả năng vận động hạn chế. Ngoài ra tư thế người bệnh cũng có sự thay đổi, thường vẹo về một bên để chống đau. Những trường hợp đau nặng, họ phải nằm bất động một bên để đỡ đau.
1.4. Khó khăn khi kiểm soát cơ thể
Mất kiểm soát cơ thể xảy ra khi phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát vị, lồi ra ngoài và chèn ép dây thần kinh. Tình trạng này khiến người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện thậm chí teo cơ, bại liệt
– Mất tự chủ tiểu tiện và đại tiện: người bệnh có biểu hiện bí tiểu, đái dầm, đái són, muốn đi đại tiện nhưng không thể đi.
– Teo cơ: đây là sự sụt giảm cả khối lượng và sức mạnh của cơ, dẫn đến tình trạng suy yếu của các chi. Một phần tay hoặc chân bị nhỏ so với phần còn lại.
– Bại liệt: biểu hiện gồm sốt, đau đầu, cứng lưng, táo bón, mất cảm giác phần dưới cơ thể.
– Rối loạn cảm giác: tại các vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh đang tổn thương gây ra cảm giác nóng lạnh thất thường và không còn cảm giác tê bì tay chân.
– Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: đây là dạng rối loạn vận động, người bệnh không thể làm chủ sức khỏe của mình. Biểu hiện là dễ mất sức, đi được một đoạn lại cần nghỉ ngơi rồi mới đi tiếp được.
2. Các biểu hiện thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Nhiều người bệnh nhầm lẫn cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là những cơn đau nhức mỏi thông thường do đó nhiều người chủ quan không điều trị sớm. Khi cơn đau nghiêm trọng hơn thì bệnh đã tiến triển nặng.
Tùy từng vị trí đĩa đệm thoát vị, người bệnh có những triệu chứng khác nhau. Với thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ có những triệu chứng như sau:
2.1. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ biểu hiện đau dọc vùng gáy
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, ban đầu sẽ đau ở 1 hoặc 2 đốt sống cổ hoặc là đau dọc cả vùng gáy.
Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên tập yoga hay không?
Đau dọc vùng gáy là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, cơn đau có thể lan rộng ra bả vai
2.2. Cơn đau nhức lan rộng
Sau một thời gian, cơn đau lan từ bả vai đến tay, tê bì dọc cánh tay và cả ban tay. Một số trường hợp thậm chí đau cả sau đầu và hốc mắt.
2.3. Cơn đau thay đổi thất thường
Các cơn đau cổ có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng, mức độ đau tăng lên khi người bệnh nghiêng cổ, cúi đầu, ngước lên, ho hoặc hắt hơi.
2.4. Mất cảm giác
Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ có thể ảnh hưởng đến cơ lực tay, khiến hoạt động bình thường như cầm, nắm, mặc quần áo cũng không thể thực hiện được.
2.5. Hạn chế khả năng hoạt động đơn giản
Các cử động tại cổ và cánh tay hạn chế, người bệnh khó khăn khi đưa tay ra sau lưng hoặc dơ lên cao. Bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị liệt cổ và các chi.
2.6. Yếu cơ
Khi đĩa đệm bị thoát vị nghiêm trọng và chèn ép lên tủy sống, chân tay sẽ suy yếu, người bệnh khó di chuyển. Tình trạng bệnh càng nặng thì cơ đùi hay bắp chân sẽ rung lên khi vận động quá sức.
2.7. Dấu hiệu khác
Bên cạnh những dấu hiệu kể trên, thoát vị đĩa đệm cỗ còn gây đau, tức một bên lồng ngực, khó thở, táo bón hoặc khó tiểu.
3. Thông tin về nguyên nhân và cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
3.1. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là gì?
Một số nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm thường gặp là:
– Do làm việc, vận động, lao động quá sức, sai tư thế khiến đĩa đệm và cột sống tổn thương.
– Tuổi tác: quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra khiến đĩa đệm và cột sống mất nước, thoái hóa xơ cứng và dễ tổn thương dù là va chạm nhỏ.
– Do chấn thương ở lưng.
– Các bệnh lý bẩm sinh bao gồm gù vẹo, thoái hóa cột sống, …
– Yếu tố di truyền
– Thừa cân, béo phì tạo gánh nặng cho đĩa đệm cột sống, đặc biệt ở vùng thắt lưng.
>>>>>Xem thêm: Nguy cơ viêm khớp vai trái và cách điều trị
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh xương khớp khác
3.2. Các phương pháp dự phòng thoát vị đĩa đệm
Phương pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần thực hiện ngay từ hôm nay:
– Tập luyện thể dục thể thao điều độ, phù hợp với sức khỏe, sức bền cá nhân. Không nên tập quá khả năng bản thân, chú ý tập đúng tư thế để tránh làm tổn thương cơ xương khớp.
– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý (không quá gầy cũng không quá béo).
– Không mang, vác đồ quá nặng để bảo vệ cột sống.
– Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Chú ý tăng cường bổ sung canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng giúp xương khớp chắc khỏe.
– Không hút thuốc và tránh sử dụng chất kích thích, hạn chế uống rượu bia và thức uống có cồn.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng nhức mỏi, đau xương khớp để được điều trị phù hợp.
Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về thoát vị đĩa đệm và biểu hiện của bệnh từ đó có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.