Điều trị ung thư gan bằng phương pháp nút mạch

Điều trị ung thư gan bằng phương pháp nút mạch gan hay nút mạch hóa chất động mạch gan là phương pháp tiêu hủy khối u ung thư bằng việc ngừng nguồn nuôi dưỡng và tiêu diệt khối u.

Bạn đang đọc: Điều trị ung thư gan bằng phương pháp nút mạch

1. Tìm hiểu chung về nút mạch gan

1.1 Điều trị ung thư gan bằng phương pháp nút mạch là gì?

Phương pháp nút mạch gan là liệu pháp điều trị ung thư gan phổ biến và đem lại hiệu quả cao với quy trình thực hiện như sau:

Thông qua lối vào nhỏ trong cơ thể người bệnh, bác sĩ có thể tiếp cận động mạch đùi hoặc cổ tay, luồn ống thông đến động mạch và tiếp cận khối u.

Tiếp theo, qua hướng dẫn của máy chụp mạch DSA, bác sĩ bơm vật liệu làm tắc nguồn mạch nuôi khối u. Qua đó ngừng cung cấp máu nuôi khối u đồng thời truyền hóa chất để tiêu diệt khối u.

Phương pháp này có thể kiểm soát khối u phát triển, ngăn chặn biến chứng và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này được can thiệp tối tiểu và chọn lọc để đảm bảo nhiều mô gan lành và duy trì chức năng gan trong cơ thể.

Điều trị ung thư gan bằng phương pháp nút mạch

Nút mạch hóa chất tại gan

1.2 Điều trị ung thư gan bằng phương pháp nút mạch gan trong trường hợp nào?

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp ung thư gan ở giai đoạn trung gian, chưa di căn ngoài gan, chưa có huyết khối tĩnh mạch cửa hay chỉ tắc ở nửa phần tĩnh mạch cửa hoặc bệnh chưa ảnh hưởng nặng đến gan và toàn bộ cơ thể.

Nút mạch gan cũng áp dụng với các trường hợp bệnh nhân không còn được chỉ định phẫu thuật.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng chống chỉ định với bệnh nhân rối loạn đông máu, có bệnh lý não gan, chức năng gan kém, dị ứng với thuốc cản quang. Những trường hợp khác bác sĩ có thể căn cứ theo tình trạng bệnh để đánh giá và nhận định có điều trị với nút mạch gan được không.

1.3 Nút mạch gan thực hiện như thế nào?

– Chuẩn bị: Đây là xâm lấn tối thiểu và an toàn nên người bệnh không cần chuẩn bị nhiều hay lo lắng trước khi vào can thiệp. Trước khi làm nút mạch gan thì người bệnh cần chuẩn bị sức khỏe tốt, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để có thể trạng tốt. Lưu ý người bệnh không uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích trước khi điều trị.

– Lưu ý: Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, tình trạng đông máu, chụp cắt lớp khối u… trước khi điều trị. Sau đó bệnh nhân được sát khuẩn, gây tê ở bên bẹn phải hoặc cổ tay.

– Thực hiện:

Bác sĩ tiến hành chụp động mạch gan để đánh giá động mạch nuôi khối u, sử dụng ống thông tiếp cận các nhánh.

Tiếp theo bác sĩ bơm hỗn hợp vật liệu vào nhằm làm tắc mạch nuôi khối u và tiêu diệt khối u với hóa chất.

Trong quá trình điều trị, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và có thể quan sát thủ thuật. Bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ và khi thấy biểu hiện bất thường như buồn nôn, chóng mặt… thì hãy thông báo để bác sĩ điều trị xử lý kịp thời.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ băng ép và đưa bệnh nhân vào phòng nghỉ, khoảng 1 đến 2 ngày sau bệnh nhân có thể xuất viện.

– Sau điều trị:

Trường hợp nút mạch hóa chất ở đùi thì người bệnh nên nằm bất động 6-8 tiếng tránh chảy máu. Đối với nút mạch ở động mạch quay thì bệnh nhân có thể di chuyển, vận động nhẹ.

Trong thời gian đầu, người bệnh có thể bị đau bụng bởi nguồn máu nuôi ung thư bị nút lại. Bên cạnh đó, bạn có thể buồn nôn hoặc sốt nhưng không nghiêm trọng.

Thông thường, phương pháp này hiếm xảy ra biến chứng nếu được chỉ định đúng với bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư hậu môn

Điều trị ung thư gan bằng phương pháp nút mạch

Bạn nên lựa chọn bác sĩ có trình độ chuyên môn cao trong điều trị ung thư

2. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến nút mạch gan

2.1 Ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì?

– Ưu điểm: Can thiệp tối thiểu đến khối, làm loại tử khối u nhưng vẫn bảo vệ phần gan khỏe mạnh. Phương pháp này ít biến chứng so với phẫu thuật, không cần nằm viện lâu và hồi phục sức khỏe nhanh.

– Nhược điểm: Đòi hỏi người bệnh nằm bất động 6-8 tiếng dẫn tới không thoải mái, đối với những trường hợp không nằm được lâu có thể dùng dụng cụ đóng lòng mạch hay chọn đường vào từ động mạch quay. Bên cạnh đó, có thể có phản ứng với vật liệu nút mạch hoặc suy gan(đối với những người có dự trữ gan kém). Bên cạnh đó, cần thực hiện với điều kiện vô khuẩn tốt, tay nghề bác sĩ cao, trang thiết bị hiện đại… để tránh hiện tượng nhiễm trùng hoặc biến chứng.

2.2 Nút mạch gan có thể thực hiện được bao nhiêu lần?

Phương pháp này kiểm soát sự phát triển của khối u ít xâm lấn nên khi xuất hiện khối u mới có thể cân nhắc tiếp tục thực hiện tùy theo phản ứng của lần điều trị trước đó.

Người bệnh có thể điều trị 4 lần liên tiếp hoặc cũng có thể là hàng năm thực hiện lại, miễn có thể đảm bảo về kỹ thuật và sức khỏe cho người bệnh.

2.3 Nút mạch gan có tái phát bệnh không?

Hiện nay không có phương pháp nào ngăn chặn toàn diện ung thư gan tái phát mà đều có nguy cơ nhất định, trong đó có nút mạch gan.

2.4 Nút mạch gan có gây đau đớn không?

Người bệnh sẽ được gây tê nên trong quá trình điều trị hầu như không gây đau đớn. Khi ống thông luồn trong mạch máu thì người bệnh có thể cảm giác áp lực nhưng không quá khó chịu.

Tình trạng buồn nôn, đau ở lối truyền hóa chất hay sốt nhẹ có thể diễn ra nhưng sẽ giảm sau một vài tuần.

Điều trị ung thư gan bằng phương pháp nút mạch

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu: Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Sau khi nút mạch gan, người bệnh có thể sốt nhẹ

2.5 Thời gian sống sau điều trị nút mạch gan

Thời gian sống tùy thuộc vào thể trạng và mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh.

2.6 Chi phí nút mạch ung thư gan

Mức chi phí điều trị nút mạch ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng bệnh, sức khỏe nền, vật liệu nút mạch, cơ sở y tế…

Nút mạch ung thư gan cũng nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả nên người bệnh có thể giảm phần nào chi phí điều trị.

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về phương pháp nút mạch gan trong điều trị bệnh ung thư. Tìm hiểu sớm về phương pháp này giúp người bệnh an tâm hơn trong quá trình điều trị và kịp thời xử lý khi có những dấu hiệu bất thường khi nút mạch gan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *