Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm và ngăn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn? Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh có thể sử dụng.

Bạn đang đọc: Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường. Các nhân nhầy sẽ chèn ép các rễ thần kinh qua dây chằng gây tê nhức, đau nhức. Tình trạng này thường do chấn thương hoặc thoái hóa đĩa đệm, vỡ hoặc rách, có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, vì thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp nhất. Cơn đau lan từ lưng dưới xuống chân (đau thần kinh tọa) là khá phổ biến.

Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp nhất, gây đau nhức cho người bệnh.

Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm và ngăn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn là vấn đề thắc mắc của nhiều người bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh cps thể sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

2. Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm?

2.1. Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm: Thực phẩm giàu canxi

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Canxi là dưỡng chất hàng đầu không thể bỏ qua trong thực đơn hàng ngày của bạn. Đây là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương. Thực phẩm giàu canxi đặc biệt cần thiết cho người bệnh trong quá trình điều trị và hồi phục sau thoát vị đĩa đệm.

Nguồn khoáng chất này dễ dàng tìm thấy trong sữa, các chế phẩm từ sữa (yaourt, phomai…), các loại đậu, rau xanh, hạnh nhân, cam, cá mòi, cá hồi…. Người bệnh cũng cần kết hợp cân đối với một số nhóm chất khác để đạt hiệu quả tối đa.

2.2. Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tối đa và ngăn ngừa tình trạng yếu xương. Đây là hợp chất hòa tan trong chất béo nên có trong chế độ ăn hàng ngày của người bị thoát vị đĩa đệm. Nguồn vitamin D có trong cá béo (cá mòi, cá hồi), cá đỏ, thịt, trứng, sữa và nấm (nguồn vitamin D duy nhất có trong thực vật).

Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng này không thể tổng hợp hoàn toàn từ thức ăn đơn thuần. Bệnh nhân nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng thường xuyên, đặc biệt là vào mùa đông, để đảm bảo hấp thụ vitamin D tối đa.

2.3. Vitamin K

Dưỡng chất này có chức năng phân phối canxi trong cơ thể. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều cải bó xôi, súp lơ xanh, lòng đỏ trứng, sữa… để bổ sung đầy đủ vitamin K.

2.4. Vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào xương, tạo hồng cầu trong xương và tủy xương. Cơ thể con người nếu thiếu dưỡng chất này sẽ gây ức chế quá trình hồi phục của đĩa đệm thoát vị, liên quan trực tiếp đến bệnh loãng xương. Để đảm bảo đủ vitamin B12, thực đơn hàng ngày nên có: sữa, trứng và thịt. Tuy nhiên, vitamin B12 chỉ có trong thực phẩm từ động vật. Người ăn chay có thể dùng thực phẩm bổ sung để thay thế.

Tìm hiểu thêm: Viêm cơ cốt hóa là gì?

Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Trứng chứa nhiều vitamin B12 giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm nhanh hồi phục.

2.5. Glucosamine và Chondroitin

Axit amin tham gia vào quá trình hình thành sụn và mô liên kết. Trong đó glucosamine và chondroitin là 2 thành phần quan trọng nhất. Người bệnh có thể bổ sung bằng một số thực phẩm sau: thịt bò, thịt gà, thịt cừu, cá, sữa, đậu phộng, hạnh nhân, trứng, bắp cải, đậu nành, rau lá xanh…

2.6. Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm: Đạm thực vật

Protein thực vật đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn protein động vật. Đây là nguồn dưỡng chất quan trọng có lợi cho xương khớp, cột sống. Đạm thực vật còn hạn chế viêm nhiễm và giảm trầm trọng thêm tình trạng thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể cân nhắc bổ sung đậu Hà Lan, đậu lăng, hạt chia, nấm… vào bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ protein.

2.7. Rau lá xanh

Các loại rau có lá màu xanh đậm là nguồn cung cấp canxi dồi dào, rất có lợi cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Chẳng hạn như cải xoăn, súp lơ xanh, cải xoong… đặc biệt tốt cho sức khỏe của xương và cột sống.

Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn chứa lượng vitamin K2 cao, giúp duy trì khoáng chất trong xương bằng cách vận chuyển canxi từ mô đến xương. Sự kết hợp của hai chất dinh dưỡng này cũng giúp củng cố xương ở cột sống và giữ cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh. Vitamin K1 được tìm thấy trong một số loại rau. Vitamin K1 có thể được chuyển đổi thành vitamin K2 nhờ vi khuẩn có lợi trong ruột.

2.8. Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm: Cá hồi

Nếu người bệnh đang băn khoăn không biết thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì nên bổ sung cá hồi vào thực đơn hàng ngày. Loại thực phẩm này giàu axit béo Omega-3 giúp giảm viêm, cung cấp chất tái tạo đĩa đệm và cải thiện đáng kể các triệu chứng đau lưng.

Trong đó, Axit alpha-linolenic đóng góp nhiều cho sức khỏe cột sống. Thành phần này cũng được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật, hầu hết các loại cá và hải sản. Bên cạnh axit béo có lợi, cá hồi còn rất giàu hàm lượng Vitamin D, tham gia vào quá trình điều trị, phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm.

2.9. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển kích thước, khối lượng, chiều dài và sức mạnh của xương. Đặc biệt, người bệnh nên ưu tiên sữa chua và phô mai, bởi chúng chứa tới 42% lượng canxi cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày.

2.10. Trái cây tươi

Trái cây tươi, đặc biệt là các loại quả mọng, chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tham gia trực tiếp vào quá trình chữa lành vết thương. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong cam, quýt, bưởi còn có thể thúc đẩy quá trình sản sinh collagen ở đĩa đệm. Collage này giúp xương chắc khỏe và chống nhiễm trùng hiệu quả. Nhờ đó, hệ thống miễn dịch cũng được tăng cường. Người bệnh sẽ giảm đau lưng và hồi phục cột sống nhanh hơn.

Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị dây thần kinh quay

Trái cây giúp bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh.

2.11. Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm: Nghệ

Nghệ có đặc tính kháng viêm, góp phần giảm đau lưng và viêm khớp hiệu quả. Thành phần curcumin chứa chất chống oxy hóa mạnh. Curcumin mang đến nhiều lợi ích đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm và sức khỏe tổng thể. Người bệnh có thể dùng thực phẩm này dưới nhiều cách thức khác nhau như viên, gia vị, dạng tinh bột…

2.12. Quả bơ

Nguồn Kali và chất béo lành mạnh trong quả bơ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm cholesterol một cách đáng kể. Hàm lượng Vitamin C mang đến nhiều lợi ích tích cực đến cột sống. Bơ chứa Vitamin D, giúp chữa lành tổn thương thoát vị đĩa đệm. Vậy nên, đây là thực phẩm cần thiết mà người bệnh nên thêm vào bữa cơm hàng ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *