Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là như thế nào? 

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần ứng dụng công nghệ cao mang lại những ưu điểm vượt trội như không mổ, không đau, không để lại sẹo. Hiện tại đốt u tuyến giáp đã trở thành giải pháp hàng đầu, được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Bạn đang đọc: Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là như thế nào? 

1. Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần

Trước đây với các trường hợp u tuyến lành giáp phải can thiệp ngoại khoa, người bệnh sẽ phải mổ mở hoặc mổ nội soi để loại bỏ u. Phẫu thuật dù rất nhanh chóng và triệt để nhưng lại có hạn chế là gây đau, để lại sẹo, tốc độ phục hồi chậm.

Sự xuất hiện của phương pháp đốt sóng cao tần được đánh giá là đột phá trong điều trị u lành tuyến giáp, mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho bệnh nhân.

1.1. Đốt sóng cao tần là gì?

Đốt u tuyến giáp là phương pháp điều trị áp dụng công nghệ cao với ưu thế ít xâm lấn. Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu kim siêu nhỏ (3-5mm) đưa qua da, nhẹ nhàng tiếp cận và tiêu diệt khối u bằng nhiệt tạo ra bởi sóng cao tần dưới hướng dẫn siêu âm. U sẽ hoại tử dần và biến mất. 

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Những khối u tuyến giáp với kích thước từ 15mm trở lên.

– U giáp gây chèn ép các vùng cơ quan xung quanh.dẫn đến các hiện tượng đau vùng cổ, khó chịu mỗi khi nuốt, khàn giọng, khó nói…

– Bướu giáp thể lành tính.

– Nhân độc tuyến giáp, gây nên các triệu chứng cường giáp.

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là như thế nào? 

Đốt u tuyến giáp là phương pháp điều trị áp dụng công nghệ cao với ưu thế ít xâm lấn

1.2. Ưu điểm nổi bật của phương pháp điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần

– Không mổ, không đau, không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp nhờ dưới hướng dẫn của siêu âm bác sĩ sẽ đốt chính xác từng mm u, không tác động đến các mô lành. 

– Không gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ giúp loại bỏ những rủi ro sau gây mê như: Tai biến biến của gây mê, nhiễm trùng vết mổ, chảy máu trong và sau mổ, thời gian phục hồi kéo dài..

– Bệnh nhân có thể giao tiếp với bác sĩ trong quá trình tiến hành thủ thuật, xóa bỏ sự lo lắng và mang đến tâm lý thoải mái, yên tâm.

– Người bệnh không cần nằm viện, ra về ngay sau điều trị, sinh hoạt và làm việc bình thường.

2. Quy trình thực hiện đốt sóng cao tần

2.1. Chuẩn bị 

Đầu tiên, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định can thiệp hoàn thiện hồ sơ bệnh án (thăm khám, kết quả cận lâm sàng, chỉ định can thiệp, cam kết làm can thiệp,…) 

Tiếp theo, bác sĩ sẽ giới thiệu chi tiết về thủ thuật thực hiện bảo gồm những ưu nhược điểm, lợi ích, giải thích về các nguy cơ của phương pháp đồng thời xác nhận và ký cam kết thực hiện can thiệp.

2.2. Tiến hành thực hiện điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần

Bước 1: Sát trùng vùng cổ

Bước 2: Bác sĩ siêu âm để xác định chính xác vị trí của u tuyến giáp cũng như kích thước các nhân và thể tích u giáp.

Bước 3: Tiến hành gây tê khoang quanh tuyến giáp. Với kỹ thuật điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần, bác sĩ không cần gây mê, chỉ gây tê tại chỗ nên người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

Bước 4: Sử dụng máy đốt sóng cao tần, dưới hướng dẫn siêu âm, tiếp cận và bắt đầu đốt u giáp.

Tìm hiểu thêm: Ảnh hưởng của việc u tuyến yên gây đau đầu

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là như thế nào? 

Bác sĩ đang sử dụng đầu kim của máy đốt sóng cao tần tiếp cận và tiêu diệt khối u.

3. Kết quả sau khi thực hiện đốt u tuyến giáp

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp có độ an toàn cao do không phải mổ, không cần rạch da, ưu thế xâm lấn tối thiểu. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không cần không gây mê chỉ gây tê tại chỗ giúp loại bỏ những rủi ro sau gây mê như: Tai biến của gây mê, nhiễm trùng vết mổ, chảy máu trong và sau mổ,.  theo đó các biến chứng sau điều trị hầu như là không xảy, nếu có thì tỷ lệ là rất thấp nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

Không chỉ giúp loại bỏ u tuyến giáp nhanh chóng, không đau, không để lại sẹo, đốt sóng cao tần còn có quá trình phục hồi rất nhanh chóng. Thông thường sau 30-45 phút thực hiện đốt sóng cao tần, người bệnh chỉ cần nằm lại theo dõi thêm từ 30 phút đến 1 tiếng rồi có thể ra về không cần nằm viện, tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Đặc biệt vì không cần mổ nên vùng cổ sau điều trị đẹp mỹ mãn, khôi phục hình dáng gần như ban đầu.

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là như thế nào? 

>>>>>Xem thêm: Xơ nang tuyến vú: Nguyên nhân và cách chẩn đoán

Sau điều trị, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, đi lại bình thường và có thể xuất viện ngay

4. Chế độ chăm sóc sau điều trị đốt u tuyến giáp

Trên thực tế, người bệnh sau khi điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần không cần kiêng khem quá nhiều, có thể sinh hoạt, làm việc bình thường ngay sau đó. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống cũng như thăm khám sức khỏe sau điều trị đốt u tuyến giáp sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn: 

4.1. Về chế độ ăn uống

  • Nên bổ sung các loại thực phẩm chứa I ốt như ngũ cốc, trứng, sữa, rong biển,..
  • Nên ăn các loại hạt như hạt điều, hạt bí, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,..
  • Cá và các loại hải như tôm, cua… rất tốt cho quá trình sau điều trị u giáp
  • Ăn nhiều rau màu xanh đậm như rau ngót, rau cải xoăn, chân vịt…(lưu ý đối với các loại rau họ cải cần sử dụng cân đối, không nên ăn quá nhiều)
  • Tăng cường bổ sung vitamin từ các loại trái cây, quả mọng như mâm xôi, dâu tây…
  • Cân nhắc việc sử dụng đậu nành, nên lựa chọn chế độ ăn hợp lý.

4.2. Lưu ý 

Sau điều trị, người bệnh có thể tự theo dõi tại nhà kết hợp tái khám định kỳ theo chỉ thị của bác sĩ có thể là 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần tùy theo tình trạng từng người. 

Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường cũng cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quát về giải pháp điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần hiện đại. Chủ động thăm khám sẽ giúp người bệnh u lành tuyến giáp kiểm soát tốt tình trạng bệnh cũng như lựa chọn phương án điều trị tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *