Ung thư vú vẫn đang là một vấn nạn đối với sức khỏe của chị em phụ nữ ngày nay. Với số ca vẫn đang không ngừng tăng lên, do đó các phương pháp tầm soát ung thư vú từ đó cũng được tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn. Vậy có những phương pháp nào giúp sàng lọc và phát hiện ung thư vú?
Bạn đang đọc: 5 Phương pháp tầm soát ung thư vú phổ biến
1. Ung thư vú: Nguyên nhân do đâu dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này?
1.1. Định nghĩa
Ung thư vú là sự tăng trưởng bất bình thường của các tế bào bên trong tuyến vú. Những tế bào này phát triển đến một mức nào đó sẽ hình thành nên các khối u. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra rằng, có hai loại khối u là khối u lành tính và khối u ác tính. Trong đó khối u ác tính vú chính là ung thư vú.
Ung thư vú có thể di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của chúng. Nếu không phát hiện sớm ung thư vú, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này là rất cao.
1.2. Nguyên nhân
Ung thư vú xảy ra khi các hormone nữ bị mất kiểm soát sự phân chia tế bào trong vú và kích thích gây ra ung thư vú. Ngoài ra, phụ nữ trên 40 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn vì lúc này cơ thể bị lão hóa, các tế bào cũng dễ dàng bị đột biến.
Một nguyên nhân khác dẫn đến ung thư vú chính là do đột biến gen. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột biến gen, trong đó có khoảng 5-7% là do di truyền, hơn 90% trường hợp còn lại là do sự tác động từ môi trường và lối sống. Bao gồm:
– Phụ nữ lớn tuổi, hoặc sinh con sau 30 tuổi.
– Những trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn.
– Thường xuyên hút thuốc.
– Người béo phì.
– Sử dụng thuốc tránh thai.
Ung thư vú có thể di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của chúng
2. Liệt kê các phương pháp tầm soát ung thư vú đang được sử dụng phổ biến hiện nay
2.1. Khi nào nên thực hiện tầm soát ung thư vú?
Trên thực tế, các bạn nữ trên 20 tuổi là độ tuổi có thể thực hiện sàng lọc ung thư vú định kỳ. Bởi ung thư vú không phân biệt đối tượng cũng như độ tuổi, một khi mắc bệnh mà không phát hiện sớm thì sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu phát hiện vùng ngực có những biểu hiện sau, cần tầm soát phát hiện ung thư vú ngay:
– Đau tức ở vùng ngực một thời gian dài.
– Ngứa mạnh ở vùng ngực.
– Xuất hiện một khối không xác định ở vùng nách.
– Hình dáng ngực thay đổi, biến dạng.
– Đau lưng và cổ vai gáy.
– Vùng ngực bị đỏ và sưng.
2.3. 5 Phương pháp tầm soát ung thư vú đang được áp dụng rộng rãi
Chụp nhũ ảnh
Đây là phương pháp chụp X-quang tuyến vú, thực hiện nhanh, dễ dàng, không xâm lấn mà cho kết quả vẫn chính xác.
Người khám sẽ được mặc bộ đồ chuyên dụng cho việc chụp X-quang tuyến vú. Sau đó nhân viên y tế sẽ đưa người khám vào phòng chụp nhũ ảnh, bắt đầu chụp.
Tia X từ máy chụp X-quang cường độ thấp sẽ chiếu vào các mô tuyến vú để thu lại hình ảnh. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện những bất thường nếu có, từ đó sẽ đưa ra hướng xử lý tiếp theo.
Tìm hiểu thêm: Khám phá bộ sản phẩm chăm sóc răng miệng ai cũng cần có
Chụp nhũ ảnh là phương pháp tầm soát ung thư vú phổ biến, cho kết quả nhanh chóng và chính xác
Siêu âm vú
Phương pháp siêu âm tuyến vú khá phổ biến, chi phí thực hiện thấp, không đau và không gây hại đến sức khỏe và độ chính xác vẫn được đảm bảo.
Có hai loại siêu âm vú phổ biến:
– Siêu âm đàn hồi mô: Đánh giá được mức độ cứng của tổn thương bên trong tuyến vú. Độ cứng càng lớn thì độ ác tính càng cao.
– Siêu âm Doppler: Giúp đánh giá phổ mạch máu ở tuyến vú. Những khối u ác tính thường xuất hiện hiện tượng tăng sinh mạch máu nhiều.
Chụp MRI tuyến vú
Phương pháp chụp MRI tuyến vú được thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Đây là phương pháp giúp sàng lọc ung thư vú hiện đại nhất hiện nay, xong cũng là phương pháp chẩn đoán chính xác cao.
Phương pháp pháp này sử dụng từ trường để mô tả lại những hình ảnh bên trong tuyến vú. Do đó, tuyệt đối an toàn với sức khỏe của chị em phụ nữ.
Xét nghiệm
Khi một người mắc ung thư vú, một số chỉ số trong cơ thể con người đó sẽ thay đổi. Điển hình là chỉ số CA 15-3, CEA,… những chỉ số này được gọi là chỉ số chỉ điểm ung thư.
Thông qua việc xét nghiệm máu, nếu những chỉ số này tăng thì có nghĩa là người khám cóthể có nguy cơ mắc ung thư vú.
>>>>>Xem thêm: Note lại những thông tin cần biết khi xét nghiệm
Thông qua việc xét nghiệm các chỉ số đặc thù có thể hỗ trợ sàng lọc ung thư vú
Sinh thiết
Phương pháp sinh thiết chỉ sử dụng khi người khám xuất hiện khối u trong tuyến vú. Sinh thiết có thể phân biệt được đó là khối u lành tính hay ác tính, từ đó giúp phát hiện ung thư vú.
3. Tầm soát sàng lọc ung thư vú cần lưu ý những gì?
– Mang theo hồ sơ y tế hoặc những thông tin chẩn đoán trước đó từng thực hiện về tuyến vú. Điều này giúp bác sĩ có thông tin về tình trạng hiện tại của người khám, từ đó dễ dàng đưa ra các bước thăm khám tiếp theo một cách dễ dàng.
– Trung thực trả lời các câu hỏi của bác sĩ về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
– Mặc trang phục thoải mái, tốt nhất là nên mặc quần áo (áo rộng) để quá trình thăm khám diễn ra dễ dàng hơn.
– Không sử dụng các chất mỹ phẩm bôi lên vùng ngực trước khi thực hiện tầm soát và phát hiện ung thư vú.
– Nên đặt lịch hẹn trước khi đến nơi thăm khám nhằm tránh tình trạng cơ sở y tế bị đông, phải đợi lâu.
– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện tầm soát.
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tầm soát sàng lọc ung thư vú là vô cùng quan trọng. Bởi nó liên quan đến quy trình thực hiện và kết quả thăm khám phải chính xác. Do đó, nếu như bạn vẫn chưa tìm được địa chỉ y tế ưng ý, có thể tham khảo tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. TCI hiện đang là một trong những đơn vị được nhiều người dân lựa chọn trong hoạt động tầm soát ung thư chủ động. Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động này, TCI đảm bảo sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trong việc tầm soát giúp phát hiện sớm ung thư. Đội ngũ y bác sĩ với trên 30 năm kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại đảm bảo kết quả cho ra chính xác, nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin về 4 phương pháp giúp tầm soát và phát hiện ung thư vú. Hy vọng chị em sau khi đọc xong bài viết này sẽ có đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi căn bệnh ung thư vú nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.