Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp hiệu quả trong điều trị u tuyến giáp. Tuy nhiên vấn đề không ít người bệnh băn khoăn là chi phí mổ u tuyến giáp hết bao nhiêu tiền. Để hiểu rõ hơn về chi phí mổ u tuyến giáp, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chi phí mổ u tuyến giáp là bao nhiêu?
1. U tuyến giáp khi nào có chỉ định mổ?
U tuyến giáp là một bệnh lý tuyến giáp có thể gặp ở mọi đối tượng. Đây là tình trạng khối mô hoặc tế bào tăng sinh bất thường hình thành một khối u ở khu vực này làm thay đổi chức năng của tuyến giáp và gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
May mắn là hơn 90% các trường hợp u tuyến giáp là lành tính, nghĩa là không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Với những trường hợp khối u có kích thước nhỏ, ít có biểu hiện triệu chứng, người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hoà bình với nó mà không cần mổ. Tuy nhiên, khi khối u có kích thước lớn gây chèn ép và các cơ quan xong quanh hoặc khối u có dấu hiệu ác tính, nghi ngờ ác tính thì cần phải mổ càng sớm càng tốt.
Các trường hợp cụ thể được bác sĩ chỉ định mổ u tuyến giáp bao gồm:
– U tuyến giáp đã được điều trị nội khoa bằng thuốc nhưng thất bại.
– U tuyến giáp có kích thước lớn, từ 3cm trở lên
– U tuyến giáp chèn ép vào thanh quản gây khó thở, khàn tiếng, nói đứt quãng.
– U tuyến giáp chèn ép vào thực quản gây cảm giác vướng ở cổ, khó nuốt.
– U tuyến giáp lồi ra ở cổ, dễ nhận thấy bằng mắt gây mất thẩm mỹ.
– Có dấu hiệu nghi ngờ u tuyến giáp ác tính.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mổ u tuyến giáp?
Chi phí mổ u tuyến giáp hết bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:
2.1 Thăm khám ban đầu
Trước khi tiến hành mổ u tuyến giáp, người bệnh cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm các xét nghiệm để xác định chính xác vị trí, số lượng và kích thước khối u. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp mổ và phác đồ phù hợp. Các chi phí thăm khám ban đầu này cũng khác nhau giữa các bệnh viện.
2.2 Chi phí mổ u tuyến giáp phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật
Tùy thuộc vào yêu cầu và phương pháp mổ của từng người bệnh mà chi phí cho ca mổ u tuyến giáp của mỗi người bệnh là khác nhau. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u tuyến giáp mà người bệnh có thể tham khảo. Tùy vào tình trạng khối u và sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Chi phí mổ u tuyến giáp phụ thuộc trực tiếp vào phương pháp thực hiện.
Mổ mở truyền thống:
Bệnh nhân khi mổ mở cần phải rạch một đường hình chữ U hoặc theo vết lằn cổ khoảng 4-6 cm. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ có vết sẹo ở cổ gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là với bệnh nhân nữ trẻ tuổi.
Mổ nội soi:
Bệnh nhân phẫu thuật nội soi chỉ có 3 vết mổ nhỏ với đường kính từ 0.5-1cm nên việc chăm sóc vết thương sau mổ đơn giản hơn, ít đau, ít chảy máu, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh.
Tiêm cồn tuyệt đối:
Với phương pháp này, người bệnh không cần phải mổ. Bác sĩ chỉ sử dụng kim theo màn hình siêu âm đến vị trí khối u và tiêm cồn. Cồn tuyệt đối sẽ làm hoại tử khối u bằng cách tiêu diệt tế bào tiết dịch và xơ hoá mô tiếp xúc với ethanol. Vì không phải phẫu thuật nên người bệnh được duy trì tỉnh táo trong lúc thực hiện, an toàn, hậu phẫu nhẹ nhàng, không để lại sẹo.
Đốt sóng cao tần:
Phương pháp này được đánh gái là kỹ thuật hiện đại nhất trong điều trị u tuyến giáp. Nguyên lý là sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao để tạo nhiệt giúp tiêu huỷ khối u. Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ đưa kim vào khối u và phát sóng cao tần nhằm thu nhỏ chúng. Với phương pháp này người bệnh chỉ cần gây tê tại chỗ nên có thể hoạt động bình thường gần như ngay sau đó. Phương pháp giúp bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp, rất an toàn, không đau, không để lại sẹo.
2.3. Các bệnh mắc kèm
Nếu người bệnh u tuyến giáp đồng thời cũng đang mắc phải một số căn bệnh khác như rối loạn đông máu, suy tim,..gây khó khăn hơn trong quá trình phẫu thuật thì chi phí mổ u tuyến giáp cũng cao hơn bình thường. Bởi tình trạng sức khoẻ kém thì rủi ro phẫu thuật sẽ càng lớn, cần sử dụng nhiều thiết bị, dụng cụ và các loại thuốc, truyền máu trong ca mổ hơn.
2.4. Chất lượng cơ sở y tế quyết định chi phí mổ u tuyến giáp
Thông thường, chi phí phẫu thuật ở mỗi bệnh viện là không giống nhau. Sự khác biệt này xuất phát từ nhiều yếu tố như chuyên môn của bác sĩ, dịch vụ chăm sóc, thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng… Mặc dù, chi phí phẫu thuật u tuyến giáp rất quan trọng nhưng trên hết bạn nên lựa chọn thực hiện tại cơ sở y tế uy tín để ca mổ thành công tốt đẹp.
Tìm hiểu thêm: Khó thở, nuốt nghẹn: Dấu hiệu cảnh báo mắc đa nhân tuyến giáp
Chất lượng bác sĩ, thiết bị y tế và dịch vụ cũng ảnh hưởng đến chi phí mổ u tuyến giáp
2.5. Chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật.
Đối với phương pháp mổ hở hay mổ nội soi, sau phẫu thuật, người bệnh cần phải nằm viện để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khoẻ. Nếu không xuất hiện triệu chứng nào bất thường thì người bệnh sẽ nhanh chóng được xuất viện. Ngược lại, nếu có những biến chứng sau mổ (chảy máu, nhiễm trùng,..) thì buộc người bệnh phải ở lại bệnh viện để theo dõi và điều trị thêm. Và hiển nhiên, cho dù có hay không có biến chứng thì người bệnh sẽ phải trả thêm phần chi phí nằm viện sau phẫu thuật này.
Tuy nhiên, với phương pháp đốt sóng cao tần thì người bệnh có thể ra viện ngay sau khi điều trị. Nhờ đó, người bệnh sẽ tiết kiệm được chi phí nằm viện, không phải nghỉ việc dài ngày.
2.6. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh
Trường hợp người bệnh có bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh thì người bệnh sẽ được bảo hiểm chi trả một phần chi phí điều trị. Người bệnh sẽ phải tự thanh toán tiền vật tư y tế, thuốc men dịch vụ kỹ thuật không thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm và các dịch vụ theo yêu cầu.
3. Phẫu thuật u tuyến giáp có nguy hiểm không?
Hiện nay cả 4 phương pháp đều đang được ứng dụng trong điều trị u tuyến giáp. Mỗi phương pháp cũng sẽ có ưu – nhược điểm riêng. Đốt sóng cao tần và tiêm cồn tuyệt đối giúp bảo toàn tối đa chức năng tuyến giáp, rất an toàn và hầu như không có biến chứng sau mổ. Mổ hở lấy u và mổ nội soi thường được chỉ định khi 2 phương pháp đốt sóng cao tần và tiêm cồn tuyệt đối không sử dụng được. Tuy nhiên khi áp dụng 2 phương pháp này sẽ có thể gây ra một số biến chứng sau mổ.
3.1 Biến chứng trong khi mổ
Một số biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật u tuyến giáp là nhiễm trùng vết mổ, chảy máu ở vùng cổ, tụ dịch trong vết mổ,…
– Chảy máu là biến chứng đầu tiên mà người bệnh có thể gặp sau mổ tuyến giáp. Chảy máu nhiều và đột ngột ở vùng cổ là một tình trạng bất thường. Tuy có tỷ lệ thấp nhưng lại có thể đe dọa tính mạng. Biến chứng này thường gặp trong 24 giờ đầu tiên sau mổ. Chảy máu nhiều có thể chèn ép vào khí quản, dẫn đến khó thở. Nếu máu chảy chậm thì có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông.
– Nhiễm trùng sau mổ: Tỷ lệ mắc phải biến chứng này sau mổ tuyến giáp rất thấp. Khi gặp phải tình trạng này bác sĩ thường cho sử dụng kháng sinh kết hợp một số biện pháp khác để khắc phục.
3.2 Ảnh hưởng sau phẫu thuật u tuyến giáp
– Khó thở có thể do cục máu đông lớn chặn khí quản hoặc do dây thần kinh thanh quản quặt ngược bị tổn thương. Trường hợp này rất hiếm xảy ra và cần được can thiệp y khoa ngay.
– Thay đổi giọng nói: là biến chứng hay gặp, xảy ra ở 5-10% số ca sau phẫu thuật u tuyến giáp. Nguyên nhân là do chấn thương các dây thần kinh thanh quản hoặc dây thần kinh bị viêm nhiễm sau phẫu thuật.
– Nhiễm độc giáp: xảy ra ở 2-4% bệnh nhân sau khi cắt bỏ tuyến giáp và thường được điều trị bằng iốt phóng xạ.
– Suy giáp do cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Trường hợp này cần phải được bổ sung hormone tuyến giáp và theo dõi kết quả xét nghiệm suy giáp thường xuyên.
– Hạ canxi máu do tổn thương tuyến cận giáp dẫn gây ra các triệu chứng như ngứa ran ở xung quanh miệng, bàn tay, bàn chân, nặng hơn có thể dẫn đến có quắp ngón tay và bàn tay.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân u tuyến yên đau đầu
Mổ u tuyến giáp bằng phương pháp mổ hở hoặc mổ nội soi có thể gây ra một số biến chứng nhưng với tỷ lệ rất thấp
Tuy nhiên tỷ lệ những biến chứng này khá thấp nên người bệnh không cần quá lo lắng. Chỉ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện thì sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện.
4. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u tuyến giáp
Người bệnh sau phẫu thuật u tuyến giáp đặc biệt là bằng phương pháp mổ hở và mổ nội soi chưa thể ăn uống bình thường ngay lập tức. Lúc này, chế độ ăn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Khi có thể ăn bình thường, người bệnh cần:
– Ăn những loại đồ ăn mềm, lỏng dễ nuốt, tốt cho tiêu hóa như cháo, súp, canh….
– Tăng cường những loại thực phẩm, trái cây giàu vitamin C trong thực đơn hàng ngày để hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương, tránh để lại sẹo.
– Bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm để nâng cao hệ miễn dịch và phòng tránh nhiễm trùng vết mổ.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề chi phí mổ u tuyến giáp mà nhiều người bệnh quan tâm. Để biết chính xác chi phí khi thực hiện phẫu thuật là bao nhiêu, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.